54
Phía sau màn hình
H
ội nghị Truyền hình Công Thế
giới (INPUT) ra đời từ năm 1977,
là nơi gặp gỡ, giao lưu, trao đổi
kinh nghiệm giữa những người
làm truyền hình công trên toàn thế giới.
Mỗi năm, Ban điều hành chọn ra hơn
70 bộ phim từ gần 300 đài, công ty sản
xuất truyền hình công trên khắp thế
giới, đó là những bộ phim tiêu biểu
nhất, mang tính thời sự nhất của mỗi
đơn vị, quốc gia.
Trong 2 năm trở lại đây, Đài Truyền
hình Việt Nam (VTV) đã có 2 bộ phim
lọt vào danh sách được trình chiếu tại
buổi ra mắt, đó là phim
Sống trong lòng
đất
được trình chiếu tại Hy Lạp năm
2017; phim
Hành trình bất tận
trình
chiếu tại Mỹ năm 2018. Hai bộ phim tài
liệu này đều nằm trong Dự án
VTV Đặc
biệt
, điều “đặc biệt” hơn là đều được
các đồng nghiệp VTV lấy chất liệu, bối
cảnh, đề tài, nhân vật, câu chuyện tại
Quảng Trị.
Hội nghị INPUT 2018 diễn ra từ
ngày 30/4 đến 4/5/2018 tại New York -
Mỹ, vinh dự lớn là phim
Hành trình bất
tận
được trình chiếu và cũng được
chọn cho phiên thảo luận tại hội nghị.
Bộ phim đã để lại ấn tượng và nhận
được nhiều phản hồi tích cực, xuất sắc
lọt vào danh sách các phim tiêu biểu
nhất của các Đài truyền hình Công tại
INPUT năm 2018.
Phim tài liệu
Hành trình bất tận
do
các biên tập viên thuộc Ban Truyền
hình Đối ngoại thực hiện, mang tới
khán giả câu chuyện về hành trình tìm
lại công lí của các nạn nhân da cam ở
Việt Nam và Mỹ. Để thực hiện phim,
ekip sản xuất đã có một tháng tác
nghiệp tại 5 bang ở bờ Đông nước Mỹ
gồm: New York, Thủ đô Washington,
Texas, Wisconsin, Michigan.
Ở Việt Nam, ekip làm phim đã đến
xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh
Quảng Trị để ghi hình. Toàn xã Cam
Nghĩa có gần 400 người đang mang
trên mình dị tật dị dạng, trong đó có
nhiều người nằm liệt giường nhiều
năm, với thân xác da bọc xương như
phim đã đề cập. Nói đến nỗi đau da
cam ở Cam Nghĩa, có lẽ gia đình ông
Nguyễn Văn Lộc, bà Lê Thị Mít ở thôn
Phương An là hứng chịu nặng nề nhất,
với 3 người con bị phơi nhiễm chất độc,
đẩy họ và những đứa con tội nghiệp
đến một sự đọa đày chưa từng có trên
thế gian. Trong phim, bà mẹ Lê Thị Mít
đã than: “Họ sinh con, tôi cũng sinh con
mà sao quá đau khổ, họ nuôi con đến
tuổi trưởng thành là có người yêu rồi,
còn tôi muôn đời muôn kiếp không có gì
hết”. Cùng với than vãn của bà mẹ,
người hết đời khổ sở vì con là hình ảnh
nấm mồ, tấm bia khắc ghi tên tuổi đứa
con trai ngoài nghĩa địa. Trong làn khói
hương nghi ngút đã làm nhói đau thêm
mỗi phận đời, cả người sống và người
đã khuất, của gia đình nạn nhân và của
toàn xã hội. Xem phim, chúng ta nhận
ra những giọt nước mắt nhỏ xuống trên
những tấm bia mộ ở 2 phương trời, cả
ở Mỹ và Việt Nam, đó là sự đớn đau
nghiệt ngã, “không nỗi đau nào riêng
của ai”!
Hình ảnh Quảng Trị
rung động thế giới
Nhà báo Tạ Bích Loan: “Trong
Hành trình bất tận
tràn ngập nỗi đau, song cũng truyền tải
thông điệp mạnh mẽ về khát vọng công lí, niềm tin và lẽ phải”.