Previous Page  53 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 53 / 92 Next Page
Page Background

53

Truyền hình Tokyo TV sản xuất, được

phát trên

Hulu.jp.

Dựa trên cuốn truyện

tranh cùng tên của tác giả Hirochi

Maki, bộ phim kể về cặp sinh đôi là

Tomiko và Miyako. Họ cùng nhau điều

hành một công ty bất động sản nhỏ ở

vùng lân cận của khu phố Kichijoji nổi

tiếng. Rất nhiều người mong muốn có

được cơ hội sống ở những nơi trung

tâm như vậy. Nhưng sau nhiều lần

thuyết phục, chính họ là người đã giúp

khách hàng hiểu rằng còn rất nhiều nơi

lí tưởng đáng sống ngoài phố thị ồn ã.

Kichijoji Dake ga Sumitai Machi

Desu Ka?

là một sản phẩm lấy cảm

hứng từ một chương trình buổi tối của

Tokyo TV với tên gọi

Solitary Gourmet

(

Người sành ăn), đưa khán giả đến

một cái nhìn cận cảnh về những người

đàn ông Nhật. Chính vì vậy, bộ phim

này được ví như một

Solitary Gourmet

dành cho phái nữ.

Trên thực tế, những số liệu từ các

cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy,

người phụ nữ trong xã hội Nhật ngày

càng độc lập và có một cuộc sống tự

do, phóng khoáng hơn trước. Với

nhiều người, học hành và sự nghiệp là

ưu tiên hàng đầu, hôn nhân bị trì hoãn

vô thời hạn. Một số thậm chí còn lựa

chọn độc thân suốt đời. Độ tuổi kết hôn

lần đầu trung bình ở Nhật đã lên 29,4

tuổi ở nữ, tăng 5,2 tuổi so với năm

1970.

Một bài báo cuối tháng 5 vừa qua

trên tờ Guardian tiết lộ, cuộc nghiên

cứu mới đây cho thấy nhiều phụ nữ

Nhật Bản làm việc trong lĩnh vực

truyền thông bao gồm cả truyền hình

thường xuyên bị lạm dụng tình dục từ

mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Chie

Matsumoto, một nữ nhà báo tự do

đồng thời là phát ngôn viên cho phụ nữ

trong ngành truyền thông tại Nhật cho

biết, cô không hề ngạc nhiên với kết

quả nghiên cứu này: “Nơi tôi làm việc

có 90 nhân viên nữ, 19 người trong số

đó từng thú nhận với cảnh sát, báo chí

và phản ánh với lãnh đạo rằng họ đã bị

lạm dụng. Thế nhưng, rất nhiều người

bị thuyết phục ỉm đi hoặc tìm đến một

biện pháp giải quyết êm thấm và được

an ủi rằng đó là một phần mặt trái của

nghề báo”.

Trước thực trạng nan giải về sự bất

công với phái nữ, trong nhiều biện

pháp khuyến khích đem đến sự công

bằng với phụ nữ thì phim truyền hình

là một trong những công cụ truyền

thông hữu hiệu nhất. Từ những thành

công ban đầu về hình tượng người

phụ nữ, hiệu ứng phim về phái yếu của

Nhật cũng đang dần lan rộng ra các

nước lân cận. Vừa qua, bộ phim

Women in Beijing

(Những người phụ

nữ ở Bắc Kinh), một phiên bản của bộ

phim

Tokyo Women’s Campaign

(Cuộc

tranh cử của phụ nữ Tokyo - 2017) của

Nhật đã thu hút sự chú ý đặc biệt của

dư luận cũng như nhiều tranh cãi kể từ

khi được phát hành rộng rãi trên mạng

trực tuyến Youku (Trung Quốc) hồi

giữa tháng Tư năm nay. Với tỉ lệ người

xem 6.1/10, bộ phim về cuộc sống và

tình yêu của một nhóm phụ nữ tại Bắc

Kinh thu hút hoảng 200 triệu lượt xem

ngay khi ra mắt hai tập đầu tiên, trở

thành một trong những bộ phim phát

hành trên mạng hot nhất tại Đại lục

trong nửa đầu năm nay.

Kim Ngân

(Theo Guardian, Japantimes)

Phim

Tokyo Girls Picture Book 2

phản ánh

thực tế về người phụ nữ hiện đại Nhật Bản