52
V
ài năm trở lại đây, ngày càng
nhiều hãng dịch vụ trực tuyến nổi
tiếng trên thế giới sản xuất các
series có đề tài liên quan đến
phái nữ, có thể kể đến
The Handmaid’s
Tale
(Người hầu gái) của hãng Hulu,
Orange is the New Black
(Trại giam
kiểu Mỹ) hay
Glow
(Hào nhoáng) của
Netflix. Với nền truyền hình phát triển,
việc Nhật Bản nhanh chóng hòa nhịp
cùng xu hướng thế giới là một điều
hoàn toàn dễ hiểu. Đó cũng là lí do
phái nữ ngày càng được ưu ái hơn
trong các bộ phim truyền hình tại
Nhật Bản.
Trước kia, trong các bộ phim truyền
hình phát sóng trong giờ vàng trên các
kênh sóng tại Nhật, các nhân vật nữ
thường xuyên bị đóng khung trong
dạng vai là những người mẹ hoặc con
gái phải vất vả gánh vác việc nội trợ,
thậm chí dành hết quỹ thời gian riêng
tư cho gia đình; những câu chuyện
tình bế tắc hoặc nạn nhân cần sự trợ
giúp của xã hội. Hai năm trở lại đây, rất
nhiều series truyền hình về phụ nữ
thành công rực rỡ trên Internet. Có thể
kể đến:
Fictitious Girl’s Diary
(
Kakuu
OL Nikki
- 2017) (Nhật kí của cô gái
ảo), một sản phẩm phối hợp giữa
Nippon TV và
Hulu.jp.Phim xoay
quanh nữ nhân vật Watashi, nhân viên
ngân hàng mới ngoài đôi mươi. Cô là
hình mẫu điển hình cho OL (Office
Lady - nữ nhân viên văn phòng) sống
với bố mẹ ở một vùng ngoại ô của Thủ
đô Tokyo. Mỗi ngày, cô mất hàng giờ
đồng hồ để di chuyển đến công ty trên
một chuyến tàu chen chúc người.
Cuộc sống thường nhật của cô là làm
việc, tán gẫu với các đồng nghiệp nữ,
ăn trưa, uống cà phê, tranh thủ mua
sắm ngay tại ga tàu điện. Điều đặc biệt
của bộ phim là vai diễn Watashi được
đảm nhận bởi nam diễn viên hài
Hidetomo Masuno đã ở độ tuổi 41.
Giới chuyên môn nhận định, đây là
ví dụ điển hình cho việc làn sóng trực
tuyến đã thổi một luồng gió mới cho
nhân vật nữ trên truyền hình tại Nhật.
Mục đích của nhà sản xuất
Fictitious
Girl’s Diary
là muốn để cho một người
đàn ông thâm nhập vào cuộc sống của
người phụ nữ, nghe và cảm nhận bằng
chính đôi tai của họ, trong cuộc sống
và cả trên màn ảnh.
Fictitious Girl’s Diary
không phải là
một kịch bản quá xuất sắc, nhưng nó
vẫn được nhắc đến tận bây giờ. Đơn
giản bởi, phim không đi theo lối mòn
như cách khai thác muôn thuở về
người phụ nữ trên màn ảnh nhỏ. Ở đó,
không có áp lực cho nhân vật phải kết
hôn mà họ được sống một cách thoải
mái nhất, theo sự lựa chọn của mình.
Ngay cả việc có bạn trai, họ cũng được
gợi ý nhưng không còn đặt nặng vấn
đề như xưa nữa.
Không giống như
Fictitious Girl’s
Diary
,
Tokyo Girls Picture Book
(
Tokyo
Joshi Zukan
- 2017) (Sách ảnh về cô
gái Tokyo) cũng lấy người phụ nữ làm
trung tâm nhưng ở phương diện khác.
Phát hành trực tuyến trên dịch vụ
Amazon Prime Video,
Tokyo Joshi
Zukan
xoay quanh một cô gái tham
vọng xuất thân từ một thị trấn nhỏ lẻ,
luôn khao khát cuộc sống giàu sang tại
thành phố. Để thực hiện được hoài
bão của mình, cô không ngần ngại lợi
dụng những người đàn ông để nhanh
chóng leo lên nấc thang danh vọng. Cô
không coi trọng tình yêu đích thực, sẵn
sàng thay đổi người yêu. Sau tất cả,
đạo diễn của bộ phim Yuki Tanada
muốn phản ánh bức tranh thực tế hơn
về người phụ nữ hiện đại Nhật Bản, họ
muốn độc lập hơn trong suy nghĩ, hành
động thay vì phụ thuộc vào nam giới.
Ngoài hai series đình đám trên còn
có thể kể đến một bộ phim gây tiếng
vang khác về phái nữ:
Are You Sure
Kichijoji Is the Only Place You Want to
Live?
(
Kichijoji Dake ga Sumitai Machi
Desu Ka? - 2017
) (Bạn có chắc Kichijoji
là nơi duy nhất bạn muốn sống) do Đài
Phái nữ trỗi dậy mạnh mẽ
trên phim truyền hình Nhật
Phim truyền hình Nhật đang
có một bước tiến đáng kể
trong việc tăng cường phản
ánh nội dung về phụ nữ trên
màn ảnh nhỏ cũng như trên
mạng trực tuyến.
Phim
Fictitious Girl’s Diary 2
- vai diễn Watashi
được đảm nhận bởi nam dv hài Hidemoto
hồ sơ truyền hình