Previous Page  46 / 91 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 46 / 91 Next Page
Page Background

46

hồ sơ truyền hình

“Giọt nước vàng”

Năm 2006 từng là một dấu mốc vô

cùng đáng nhớ với kênh truyền hình

non trẻ Al Jazeera vừa cho ra đời phiên

bản tiếng Anh, bên cạnh ngôn ngữ Arab

quen thuộc. Trong một cuộc điều tra

xã hội học do BBC, Reuter cùng Trung

tâm Báo chí Anh phối hợp thực hiện

(tham khảo ý kiến của 10 nghìn người,

thuộc 10 quốc gia ở khắp các châu lục),

Al Jazeera bất ngờ vươn lên giữ vị trí

Quán quân về độ trung thực trong khai

thác và chuyển tải thông tin, với 59%

khán giả bày tỏ sự hài lòng. Những ông

lớn trong lĩnh vực truyền thông toàn cầu

như Rede Globo (Brazil), BBC (Anh),

ARD (Đức) và Fox (Mỹ) đành ngậm

ngùi đứng sau với lần lượt tỉ lệ 52%,

32%, 22% và 11%.

Thuộc sở hữu của Tập đoàn truyền

thông Al Jazeera Media Network, được

Hoàng gia Qatar cung cấp một phần

kinh phí, kênh truyền hình mang logo

giọt nước với sắc vàng vương giả này

bắt đầu hoạt động từ năm 1996. Tính

đến giữa năm 2017, 310 triệu hộ gia

đình tại hơn 100 quốc gia trên thế giới

đã lựa chọn nhịp cầu nối thông tin hữu

hiệu, do đội ngũ nhân sự khổng lồ hơn

ba nghìn phóng viên - biên tập viên cần

mẫn cung cấp, từ mọi điểm nóng toàn

cầu chứ không chỉ bó hẹp ở chảo lửa

Trung Đông, như số đông vẫn mặc định.

Ngay ở thời điểm ra mắt, “giọt nước”

này đã khiến truyền thông Arab rung

chuyển. Nội dung tươi mới, (có vẻ như)

không hề bị kiểm duyệt về chính trị,

cung cách tác nghiệp cùng chất lượng

chương trình đạt tính chuyên nghiệp

không khác gì các tên tuổi lớn như

BBC, CNN. Những bản tin xuất hiện

đầu tiên, nhanh chóng, cụ thể, chính

xác về vụ khủng bố 11/9 hay cuộc

chiến giữa Mỹ và lực lượng Al Qaeda

đã mang lại thành công và danh tiếng

thực sự cho kênh. Từ một cái tên xa

lạ, một nguồn tin mang tính tham khảo

cho các chuyên gia phân tích về thế giới

Arab, Al Jazeera đã phá vỡ thế thống

trị của mạng lưới truyền thông phương

Tây khi cả thế giới có cơ hội hiểu sâu

từng nhịp đập Trung Đông từ góc nhìn

của người trong cuộc. Thậm chí, trong

AL JAZEERA

“Giọt nước”

dũng cảm

Cách đây gần một năm, tôi bắt đầu lưu vào bộ nhớ cái tên trúc trắc Al Jazeera

khi kênh truyền hình quyền lực này thành tâm điểm khiến bốn quốc gia Arab

quyết định cắt đứt quan hệ nhằm cô lập và trừng phạt Qatar. Chính vì thế, “hãng

truyền thông chiến tranh hiện đại” giữ vai trò “châm ngòi cho tình trạng hỗn

loạn trong khu vực” (như cáo buộc của các nước láng giềng thân cận) đã trở

thành mối quan tâm hàng đầu trong chuyến hành trình khám phá Qatar mà tôi

vừa may mắn được tham gia.

Nhóm pv của Al Jazeera

tác nghiệp trên đường phố

Doha, bên ngoài bảo tàng

Msheireb Museums