41
mệnh danh là “kẻ thống trị các phòng
vé châu Á”. Câu chuyện huyền bí và
giàu trí tưởng tượng này đã thu về 214
triệu USD, vượt xa tất cả các phim
khác của Nhật trong suốt 15 năm trở
lại đây.
Bên cạnh thể loại phim hoạt hình
đang “ăn nên làm ra”, Nhật Bản còn
có những bộ phim về quái vật như
Godzilla
, phim kinh dị
Ring
,
Ju-on
…
Sau 12 năm gián đoạn, phần thứ 29
của series phim
Godzilla
mang tên
Godzilla: Resurgence
(Godzilla trở
lại) do Toho sản xuất, ra rạp vào giữa
năm 2016 đã thu về gần 50 triệu USD,
chỉ tính riêng thị trường nội địa. Toho
chưa có ý định sản xuất phần tiếp theo
vì sau khi kết thúc hợp đồng khai thác
hình ảnh quái vật với Warner Bros và
Legendary vào năm 2020, họ đang
muốn hướng tới một vũ trụ điện ảnh
của riêng mình. “Từ 2021, chúng tôi
sẽ thực hiện các phim
Godzilla
theo
tiến độ 2 năm 1 phần hoặc mỗi năm
1 phần. Tương lai thương hiệu sẽ đi
theo hướng vũ trụ điện ảnh.
Godzilla,
Mothra, King Ghidorah
… có thể tồn
tại song song như
Iron Man
và
Hulk
ở
CPU” - đại diện của Toho cho biết.
Niềm tự hào của người Nhật
Nhật Bản được đánh giá là nền
điện ảnh đậm đà bản sắc nhất châu Á.
Từ năm 1953 tới nay, đã có 4 bộ phim
của đất nước này giành giải Oscar cho
Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất
, 5
lần chiến thắng
Cành cọ vàng
tại LHP
Cannes, một kỉ lục mà chưa quốc gia
châu Á nào xô đổ. Phim Nhật không
ồn ào như Hàn Quốc, không bùng
nổ như Hollywood nhưng luôn chạm
tới cảm xúc người xem bằng những
thước phim chân thật, gần gũi, mang
đậm tính nhân văn. Nhật Bản cũng là
nơi sản sinh ra rất nhiều thế hệ đạo
diễn được cả thế giới ngưỡng mộ như:
Yasujiro Ozu, Akira Kurosawa, Kenji
Mizoguchi, Hayao Miyaki… Hirokazu
Kore-eda là một trong số ít những đạo
diễn đương đại kế thừa một cách trọn
vẹn chủ nghĩa nhân đạo của những
người đi trước. Phim của ông tập trung
vào những điều đơn giản, hiện hữu
trong đời sống hàng ngày, qua đó nêu
bật lên một vấn đề nhức nhối trong xã
hội hiện tại. Kore-eda luôn dành sự yêu
thương, trìu mến cho các nhân vật của
mình, tỉ mỉ chăm chút đến từng chi tiết
nhỏ, nên phim của ông luôn gây được
tác động rất mạnh đến người xem. Cái
tài của Kore - eda là luôn biết cách
làm cho các bộ phim của mình mang
màu sắc tươi vui dù các tình huống
trong phim đều là bi kịch.
Shoplifters
(Gia đình trộm cắp) cũng là một bộ
phim thể hiện rất rõ phong cách của vị
đạo diễn kì cựu này. Tác phẩm được
các nhà phê bình đánh giá cao ở tính
nhân văn mà Kore - eda muốn truyền
tải thông qua câu chuyện của những
con người dưới đáy xã hội. Không có
những hình ảnh hoa mĩ, hào nhoáng,
bộ phim vẽ nên bức tranh về một khu ổ
chuột nghèo khó nhưng lại tươi vui, ấm
áp, đầy tình người. Chiến thắng của
Kore-eda tại Cannes 2018 đã trở thành
niềm cảm hứng cho các nhà làm phim
ở đất nước mặt trời mọc. Không như
các quốc gia khác, khán giả Nhật luôn
yêu thích các tác phẩm trong nước
hơn là bom tấn nước ngoài. Do đó,
các nhà làm phim luôn tập trung làm
hài lòng khán giả nội địa thay vì hướng
ra thị trường quốc tế. Điều này đã giúp
cho điện ảnh Nhật phát triển ngày
càng mạnh mẽ và luôn giữ được bản
sắc riêng.
Bảo Anh
(Tổng hợp)
Đạo diễn Hirokazu Kore-eda
nhận Cành cọ vàng tại
Cannes 2018 cho
Shopliftres
- bộ phim đã lay động hàng
triệu trái tim trên thế giới