47
con mắt của giới quan sát phương Tây,
do nhanh chóng thâu tóm được sức
mạnh quá lớn nên muốn tác động vào
dân chúng các nước Arab thì buộc phải
thông qua Al Jazeera. Kênh này trở
thành tiếng nói có trọng lượng nhất tại
Trung Đông và trở thành nhịp cầu duy
nhất giúp chuyển tải thông điệp ngoại
giao mà phương Tây muốn gửi gắm tới
khu vực này.
Không dừng lại ở việc cạnh tranh và
vượt mặt các “đàn anh” ở Anh và Mỹ,
Al Jazeera còn thể hiện tham vọng cực
lớn khi tăng cường thêm nhiều ngôn
ngữ nhằm mở rộng đế chế truyền thông
tới khắp thế giới. Danh sách ngôn ngữ
sử dụng đang ngày một dài. Mở trụ sở
tại Sarajevo với tiếng Serbia, Croatia.
Sử dụng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (tăng cường
ảnh hưởng ở châu Á dùng tiếng Thổ)
và tiếng Swahili để bành trướng Đông
Phi. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng là
hai ngôn ngữ giúp Al Jazeera thôn tính
những quốc gia từng là thuộc địa của
cặp đôi đế quốc này trong quá khứ. Sức
công phá của nó lớn tới mức “đủ sức
Hồ Cúc Phương
(Xem tiếp trang 48)
Trong một thế giới Hồi giáo mà mọi
bản tin đều được sản xuất theo quy
chuẩn ngặt nghèo, chịu sự kiểm soát
cực kì chặt chẽ của chính phủ thì Al
Jazeera tự hào ghi dấu ấn bởi những
câu chuyện và quan điểm vô cùng
khác biệt.
Quán cà phê Al Jazeera Media Cafe, trong
làng văn hoá Katara, nơi lưu giữ rất nhiều
hiện vật quý liên quan đến lịch sử của
kênh TH nổi tiếng nhất thế giới Arab này
Những gì còn lại trong văn phòng Al Jazeera tại Kabul, sau cuộc tấn công
vào lúc 2h15p sáng ngày 13.11.2001 của Mỹ, bằng bốn quả tên lửa
hạ gục kênh France24 nổi tiếng chỉ sau
một tuần lễ” nếu ra mắt phiên bản tiếng
Pháp. Những bản tin mang tính “khiêu
khích”, những diễn đàn thảo luận với
chủ đề tôn giáo - quyền phụ nữ… đã
định nghĩa lại và mở rộng biên độ khái
niệm “tự do ngôn luận” trong thế giới
Arab. Không có gì ngạc nhiên khi kênh
truyền hình này ngày càng trở thành cái
gai trong con mắt láng giềng.
Nhiều lí do khiến kênh truyền hình
này bị cáo buộc là ủng hộ các tổ chức
khủng bố và cực đoan. Trùm khủng bố
Osama Bin Laden luôn nghĩ tới “giọt
nước”, khi muốn tuyên bố điều gì đó
với cả thế giới. Muốn đứng ra nhận
trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố
đẫm máu nào, lực lượng Taliban ở
Afganistan cũng “nhờ cậy” kênh này đầu
tiên. Kênh cũng từng bị quy tội kích động
người dân nhiều quốc gia Arab tiến hành
cuộc nổi dậy “Mùa xuân Arab” vào năm
2011. Vào thời điểm đó, “giọt nước” hiền
lành đã từng bị coi như thứ vũ khí giết
người lợi hại hơn mọi khí tài quân sự tối
tân nhất.
Dưới góc nhìn của Arab Saudi, UAE,
Ai Cập và Bahrain - bốn quốc gia vừa
tuyên bố “nghỉ chơi” với Qatar, kênh
này “thúc đẩy chủ nghĩa bài Do Thái, kì
thị và kích động hận thù tôn giáo, kích
động làn sóng chống các nước Arab”.
Đóng cửa Al Jazeera là cái gạch đầu
dòng đầu tiên trong bản yêu sách gồm
13 điểm để cuộc khủng hoảng ngoại
giao này chấm dứt. Tuy nhiên, câu trả
lời của chính phủ Qatar, sau 10 tháng bị
cô lập, vẫn kiên định là “không”.
Điểm sáng định vị một
Qatar tiến bộ
Với mức thu nhập bình quân đầu
người, với trữ lượng dầu mỏ cùng khí
đốt tự nhiên khổng lồ đều nằm trong
top đầu thế giới, quốc gia nhỏ bé Qatar
không hổ danh là “gã nhà giàu” Trung
Đông, vốn sở hữu một vị thế đáng gờm,
một tiếng nói đầy sức nặng trong thế
giới Arab. Nhưng khác với hướng phát
triển của xứ sở láng giềng xa xỉ bậc nhất
Dubai (thuộc Các Tiểu vương quốc Arab
thống nhất UAE) - nơi được nhà văn
Nguyễn Phương Mai miêu tả ngắn gọn
là “nổi tiếng điên rồ với những công trình
ngạo mạn”, Qatar được xếp là quốc gia
tiến bộ nhất trong thế giới Arab, với chỉ
số phát triển con người rất cao.
Vì thế, đặt trong bối cảnh báo chí
truyền thống của Qatar (nơi chỉ có bảy