48
tờ báo vào năm 2010, nơi “chỉ trích
Chính phủ, Tiểu vương và thành viên
Hoàng tộc trên truyền thông là bất hợp
pháp”, nơi được xếp là “không tự do”
theo Báo cáo Tự do báo chí năm 2014
của tổ chức Freedom House), sẽ thấy
thái độ dũng cảm dám nói lên sự thật,
theo một cách thức trung thực, tin cậy
nhất có thể mà Al Jazeera được thế giới
ghi nhận quý giá tới chừng nào.
Trong hành trình khám phá xứ sở có
GDP đầu người cao nhất thế giới này,
tôi bắt gặp “giọt nước” kiêu hãnh này ở
rất nhiều nơi. Lấp lánh trên ngọn tháp
truyền hình vươn cao như một công
trình kiến trúc kì vĩ. Khiêm nhường nơi
trụ sở rộng mênh mông của đế chế
truyền thông hùng mạnh, toạ lạc ngay
giữa trung tâm thủ đô Doha. Phải mở
ngoặc thêm là tôi chỉ được nhìn lướt
qua trụ sở này, theo hướng tay chỉ
của hướng dẫn viên người Philipines.
Theo lời cô gái này, dân thường không
thể tiếp cận khu này vì luôn có một đội
ngũ lính gác hùng hậu bảo vệ. Cũng từ
thông tin của cô, người dân Qatar rất tự
hào về “giọt nước” của mình. Họ coi tầm
ảnh hưởng toàn cầu mà nó tạo ra như
một chỉ dấu cho tiềm lực và uy tín của
đất nước vốn được coi là “nhỏ nhưng
có võ” này.
Từ ngày biết tới Al Jazeera, theo
dõi những bản tin chiến sự gắn logo
“giọt nước” trên màn hình, được liên
tục truyền về từ khắp mọi điểm nóng
trên thế giới đã trở thành thói quen ưa
thích của cá nhân tôi. May mắn thế nào,
ngay bên ngoài khuôn viên chuỗi bảo
tàng chuyên đề mang tên Msheireb
Museums, tôi “chộp” lén được hình ảnh
nhóm phóng viên Al Jazeera đang tác
nghiệp. Nữ phóng viên, anh quay phim
và nhân viên âm thanh sở hữu ba màu
da: đen - vàng - trắng và căn cứ vào
cách ăn mặc, hình như họ cũng không
phải người Hồi. Chẳng có gì ngạc nhiên,
bởi chỉ 12% ít ỏi trong con số 2,6 triệu
người Qatar là dân bản địa. Số rất lớn
còn lại đến từ khắp mọi châu lục, đều là
dân làm thuê - từ lao động trí óc cấp cao
đến lao động chân tay đơn giản nhất.
Với tầm ảnh hưởng của mình, tôi đoán
toà soạn Al Jazeera chẳng khác gì một
hợp chủng quốc!
Gây ấn tượng mạnh nhất với một
phóng viên như tôi là những hiện vật
được lưu giữ trân trọng trong quán cà
phê sang trọng mang tên Al Jazeera
Media Cafe, với logo giọt nước hắt ánh
vàng rực trong nắng chiều. Nằm bên
trong Làng văn hoá Katara, quán là địa
điểm tụ tập ưa thích của giới truyền
thông Doha mỗi buổi sáng, trước khi
bước vào một ngày tác nghiệp quay
cuồng. Trong những tủ kính đặt rải rác,
tôi được ngắm nhìn những chiếc máy
quay, bàn dựng nát bấy sau cuộc tấn
công phá huỷ của không quân Mỹ nhằm
vào văn phòng tại Kabul năm 2001. Và
cả những mảnh vụn ít ỏi còn lại của
trụ sở đặt tại Baghdah (Iraq), sau khi
một quả tên lửa Mỹ rơi trúng vào tháng
4/2003. Không thiếu những cuốn sổ
ghi chép vấy máu, những chiếc máy
ảnh sứt sát vì va đập của những phóng
viên đã tử nạn ngay giữa điểm nóng
khi đang đưa tin, viết bài. Cái giá của
những thông tin nóng hổi từ giữa tâm
chấn khủng bố, hiểm hoạ không bao giờ
rẻ. Nó được đong đếm bằng tính mạng,
bằng máu của những nhà báo dũng
cảm, dù ở bất cứ đâu.
Dù liên tục đối mặt với chỉ trích, cáo
buộc từ nhiều phía nhưng không thể
phủ nhận, từ khi Al Jazeera xuất hiện,
mọi tiếng nói Arab - từ dân thường tới
lãnh đạo, từ phiến quân đến trùm khủng
bố đều được lắng nghe. Nói như GS
Philip Seib - Đại học Nam California:
“Dù không hoàn hảo, nhưng với những
ai hi vọng nhìn thấy một thế giới Arab
dân chủ hơn, mạng lưới truyền thông
này cho thấy những tiếng nói không
bị kiểm duyệt có thể cất lên ở nơi
công cộng”.
Với những gì thu lượm trên suốt
chặng hành trình, với tôi, Al Jazeera xứng
đáng là một “giọt nước dũng cảm”!
Hồ Cúc Phương
“Giọt nước” ...
(Tiếp theo trang 47)
Bản phác thảo logo giọt nước, của nghệ sĩ thư pháp
(calligrapher) Handy Al Sharif
hồ sơ truyền hình