65
của người Việt Nam đã có dịp sống ở
Nga. Tuy nhiên, trải nghiệm, góc nhìn,
cảm nhận, ấn tượng của mỗi người
Việt đã đến Nga khác nhau và thật khó
để bộ phim có thể chiều lòng được tất
cả. Chúng tôi cố gắng lấy được không
khí chung của nước Nga thời kì đó để
đặt câu chuyện phim vào chứ không
khai thác một cách chi tiết, chính xác
như một bộ phim lịch sử hay tài liệu.
Khán giả cần hiểu rằng,
Tình khúc Bạch
Dương
là một bộ phim truyền hình, có
quyền được hư cấu.
Bận rộn với công việc yêu
thích là một hạnh phúc
Những kinh nghiệm của anh sau
khá nhiều lần ra nước ngoài làm phim
có giúp ích gì cho dự án
Tình khúc
Bạch Dương
?
Một trong những yếu tố mà Ban lãnh
đạo VFC chọn tôi phụ trách dự án này
là vì tôi có nhiều lần ra nước ngoài làm
phim. Điều đó giúp ích tôi khá nhiều
trong quá trình sản xuất phim
Tình khúc
Bạch Dươ
ng. Việc tìm hiểu văn hóa
nước sở tại, cách sinh hoạt, suy nghĩ của
họ vô cùng quan trọng, đấy là chất liệu
để khai thác trong bộ phim. Cách làm
việc với các cộng sự ở nước sở tại cũng
quyết định việc họ có thể giúp mình
hoàn thành công việc.
Bằng kinh nghiệm của mình,
theo anh, con đường đưa phim truyền
hình Việt ra nước ngoài sẽ ra sao trong
tương lai?
Tôi nghĩ rằng đây là xu hướng tất
yếu. Chính những bộ phim VFC phối
hợp sản xuất với các đơn vị nước ngoài
là quá trình chúng tôi tích lũy, học hỏi
kinh nghiệm về kĩ thuật, nội dung và
cách tiếp cận đưa sản
phẩm đến với công
chúng. Sự tin tưởng của
các đối tác tăng lên, cách
chúng ta tiếp cận khán
giả trong khu vực được
hình thành và chúng
ta tự tin khẳng định
các sản phẩm đưa ra đạt chất lượng kĩ
thuật, được khán giả trong khu vực đón
nhận. Chúng tôi đang nỗ lực khẳng định
thương hiệu của VFC không chỉ trong
nước và tiến ra khu vực và thế giới.
Với tần suất mỗi năm đạo diễn 2
đến 3 bộ phim, điều đó có gây áp lực
với anh không?
Chắc chắn là bị áp lực rồi. Tôi là
người chịu trách nhiệm chính cho bộ
phim nhưng nếu không có sự đồng hành
của các cộng sự tận tâm, có trách nhiệm
và nỗ lực hết mình, tôi không thể hoàn
thành bộ phim này tốt được như hiện
nay. Được bận rộn với công việc mình
yêu thích là một hạnh phúc.
Việc anh không thể theo dự án
Cả một đời ân oán
phần hai có khiến
bộ phim bị ảnh hưởng không?
Tôi không ngại vì sự không đồng
nhất giữa phần 1 và 2 bởi tôi và các
đồng nghiệp khác, nhóm biên kịch đã
cùng trao đổi, bàn bạc kĩ lưỡng làm
sao giữ liền mạch câu chuyện giữa hai
phần. Đạo diễn Trọng Trinh – đồng
đạo diễn phần 1 với tôi cũng đi tiếp
phần 2.
Sự thành công của nhiều bộ
phim có yếu tố kịch bản ngoại trong
thời gian qua đã tạo ra nhiều luồng ý
kiến khác nhau. Là người trực tiếp
tham gia sản xuất các tác phẩm
: Sống
chung với mẹ chồng, Cả một đời ân
oán
, anh nghĩ sao về điều này
?
Cả một đời ân oán
được phóng tác từ
một bộ phim rất thành công ở Đông Á,
đặc biệt ở Trung Quốc và Đài Loan. Tôi
đã đọc và tìm hiểu rất nhiều về cách làm
phim của Trung Quốc. Tôi thấy có sự
tương đồng khá lớn giữa văn hóa Trung
Quốc và Việt Nam nhưng cũng có rất
nhiều sự khác biệt, nhất là cách ứng
xử, suy nghĩ. Bản gốc, phần tính cách
nhân vật có hơi cực đoan. Vì thế, chúng
tôi xác định phải Việt hóa 100% so với
phiên bản gốc, lí lịch nhân vật cũng phải
rõ ràng.
Sau nhiều dự án liên tục, đạo
diễn Vũ Trường Khoa sẽ nghỉ lấy sức
hay đã có bộ kịch bản nằm sẵn trên
bàn làm việc rồi?
Hiện nay, tôi đã phải hoàn thiện giai
đoạn hậu kì của hai dự án
Cả một đời ân
oán
và
Tình khúc Bạch Dương
. Sau đó,
tôi sẽ tiếp tục bắt tay vào bộ phim mới.
Trong số 10 kịch bản tôi đang đọc, có
một kịch bản tôi ưng ý và muốn được
sản xuất. Đạo diễn phim là công việc
yêu thích của tôi, là việc tôi có thể làm
tốt nhất và không có lí do gì không tiếp
tục cả!
Cảm ơn đạo diễn Vũ Trường Khoa!
Thục Miên
(Thực hiện)
Các cảnh trong phim
Tình khúc Bạch Dương