64
VTV
Phía sau
Màn hình
Hai năm gần đây là quãng thời gian vô cùng bận rộn với NSƯT Vũ
Trường Khoakhi đảm nhận vai trò đạo diễn cho nhiều bộ phim. Hai
dự án gần nhất,
Cả một đời ân oán
phần 1,
Tình khúc Bạch Dương-
tiếp tục thu hút khán giả bởi khẩu vị mới lạ, hấp dẫn từ bối cảnh,
diễn viên và câu chuyện. “Đầu tàu” củanhững bộ phimtrên đã chia
sẻ về phía sau những thước phim đó.
“Mang chuông đi
đánh xứ người”
Đạo diễn có thể tiết lộ lượng máy
móc, thiết bị và con người đưa
sang
Nga
để sản xuất bộ phim
Tình khúc
Bạch Dương
?
Các dự án sang nước ngoài làm phim
trước đây của VFC đều có sự hỗ trợ của
đơn vị bạn về mặt thủ tục giấy tờ, điều
kiện sản xuất như máy móc, con người.
Với
Tình khúc Bạch Dương
, chúng tôi
hoàn toàn tự thân vận động. Để đảm bảo
tiến độ sản xuất, chất lượng bộ phim,
đoàn làm phim xác định phải chia nhóm
để cùng ghi hình một lúc. Khối lượng
trang thiết bị mang sang vô cùng lớn: 6
loại camera khác nhau, đi kèm với nó
là hệ thống phụ trợ như ánh sáng, âm
thanh… Vì thế, ngay cả những đạo cụ
nhỏ nhất như giày dép, quần áo, phụ
kiện, chúng tôi phải chuẩn bị kĩ càng
và đóng gói mang sang, không chỉ cho
các nhân vật chính mà cho cả các diễn
viên quần chúng là người Nga. Số lượng
người sản xuất thì không thể nhiều nên
mỗi người đều phải làm gấp ba gấp bốn
so với khi sản xuất tại Việt Nam...
Việc chuẩn bị khối lượng trang
phục, đạo cụ lớn như thế được đoàn
làm phim tìm hiểu từ những nguồn
nào để đảm bảo sự phù hợp với thời
điểm lịch sử trong phim?
Chúng tôi tìm hiểu trên các tư liệu về
hình ảnh của giai đoạn từ 1988 - 1991,
lưu học sinh Việt Nam sẽ ăn mặc
ra sao, hàng hóa họ gửi về
là gì, thậm chí cả dụng
cụ sinh hoạt li tách,
ấm chén, nồi niêu...?
Thậm chí, họ có dùng
đũa ăn cơm không
và dùng thì mang
sang thế nào? Sau đó,
chúng tôi tham vấn
rất nhiều nhóm các anh
chị, cô chú đã từng sống
và làm việc tại Liên Xô thời
điểm đó. Khi lên market cho
từng bối cảnh, phân đoạn nào đoàn phim
cũng phải gửi đến từng người hỏi cụ thể.
Quá trình quay phim, chúng tôi cũng
luôn luôn có sự trao đổi, kết nối với các
nguồn thông tin...
Những tình huống đặc biệt nào
của đoàn làm phim khi sản xuất
tại Nga?
Ở Nga, hệ thống pháp luật, quan
điểm của họ khá nghiêm ngặt với những
nguyên tắc riêng. Mặc dù chúng tôi đã
được sự giúp đỡ tận tình của đại sứ quán
Nga, của cộng đồng người Việt tại Nga,
của cả người dân Nga nhưng khó khăn
vẫn rất lớn. Để vận chuyển được 3 tấn
máy móc, hàng hóa sang Nga làm phim
là cả một kì công. Ngoài ra, mặc dù có
giấy phép nhưng khi quay phim chúng
tôi cũng gặp những trở ngại nhất định.
Ở Nga, cảnh sát có thể ra hỏi bất cứ lúc
nào, trong khi tiến độ sản xuất đòi hỏi
phải làm việc liên tục, dừng
một tiếng cũng sẽ bị
“xô” sang các cảnh
sau. Vì thế, chúng
tôi phải rất uyển
chuyển, linh
động trong xử
lí các
tình huống.
Thời điểm
đoàn làm phim
sang Nga, được
biết, khí hậu ở đó
rất lạnh?
Đó cũng là một khó khăn
của chúng tôi. Mùa hè ở Nga cũng có
tuyết, và đoàn làm phim vẫn phải dậy
lúc 4 - 5h sáng, “chiến đấu” đến 12h
đêm. Việc di chuyển trong nội thành
Matxcơva khá vất vả vì tình trạng kẹt
xe. Người Nga làm việc rất chính xác,
đến muộn là bối cảnh đó không được
sử dụng nữa. Rất may là chúng tôi có
được sự đồng lòng của các thành viên,
từ kịch vụ, hậu đài, quay phim, trang
điểm đến diễn viên… đều nỗ lực hết
sức để khắc phục khó khăn chung
của đoàn.
Tình khúc Bạch Dương
được
khởi nguồn từ câu chuyện của một
nhóm thực tập sinh Việt Nam tại Nga,
nhưng để thuyết phục số đông nhiều
thế hệ người Việt sinh sống, học tập và
làm việc tại Nga là việc không dễ?
Chúng tôi làm bộ phim này cũng
mong muốn nhận được sự đồng cảm
NSƯT Vũ Trường Khoa
Đạo diễn phim là
công việc yêu thích nhất