58
VTV
Phía sau
Màn hình
Câu chuyện về em bé Vàng A Lý -
dân tộc La Chí ở thôn Thống
Nhất, xã Bản Phùng gian nan đi
tìm con chữ, chinh phục con
đường đến trường gần 4km với
đồi núi hiểm trở, cheo leo, gập
ghềnh là nốt lặng đầy cảm xúc
trong chương trình
Bốn mùa
yêu thương: Xuân ấm bản Phùng.
N
hững cung đường ngoằn ngoèo
là thử thách nguy hiểm với
ngay cả người trưởng thành,
nhưng đó lại là hành trình tìm kiếm tri
thức duy nhất của những đứa trẻ vùng
cao, trong đó có A Lý. Em mới có
4 tuổi, nhưng suốt 2 năm qua, những
con dốc vừa cao vừa nhỏ, trơn trượt đã
trở nên quen thuộc, đôi dép đã mòn gót
chân, tự đi học một mình mà không có
cha mẹ đưa đón. Và A Lý không phải là
trường hợp duy nhất một mình cuốc bộ
đến trường, đồng hành với Lý là các em
nhỏ từ 2 - 5 tuổi.
Đoạn đường tới điểm Trường thôn
Thống Nhất, xã Bản Phùng, huyện
Hoàng Su Phì, Hà Giang được bao
phủ bởi rừng, đất đá và dốc núi, không
dành cho người yếu tim, đặc biệt vào
mùa đông, sương mù bao phủ và cái
lạnh thấu xương nhiều khi xuống âm
độ. Thành viên trong đoàn bắt đầu chở
chúng tôi leo lên con dốc cao, càng lên
độ dốc càng lớn, đường ngày càng hẹp,
nhìn sang là vực sâu hút.
Chúng tôi đến xã bản Phùng giữa lúc
tiết trời khắc nghiệt, những đứa trẻ dân
tộc La Chí đi học từ lúc trời chưa sáng
rõ mặt người, hơn một giờ đồng hồ băng
rừng, lội suối mới đến được trường với
quyết tâm học lấy con chữ thoát cái đói,
cái nghèo bủa vây lấy bản làng suốt bao
đời nay.
Dẫu đã được nghe
kể nhiều lần về số phận
những đứa trẻ gian nan
trên hành trình đi tìm
con chữ, nhưng đến khi
ekip chương trình bắt
đầu ghi hình thì mới
thấy thấm thía bao nỗi
nhọc nhằn của những
gương mặt ngây thơ,
lấm lem, nhem nhuốc
ấy vẫn ngày ngày đều
đặn đến trường, không
bỏ buổi học nào. Từ xã Bản Phùng, ekip
gồm 6 người đi bộ giữa tiết trời 2 o C,
lúc đầu rét run cầm cập, vậy mà không
biết tự lúc nào, mồ hôi chảy ra ròng
ròng, ướt đẫm lưng áo. Con đường tới
trường không hề đơn giản như trong
tưởng tượng của chúng tôi. Những đoạn
đường sình lầy bùn nhão, dốc nghiêng
45 o , chưa kể có đoạn gồ ghề sỏi đá, vừa
leo vừa thở dốc, chúng tôi không hiểu
sao bọn trẻ con ngày ngày có thể đi 4km
đường bộ tới trường thoăn thoắt như con
thoi, giữa cái lạnh tê tái của vùng núi
cao. Những khuôn mặt lấm lem đất cát,
những bàn chân tím tái vì gió rét nhưng
ánh mắt vẫn long lanh sự hồn nhiên,
ngây thơ của con trẻ. Đó có lẽ là những
khoảnh khắc ấn tượng mà chúng tôi
không bao giờ quên trong cuộc đời làm
nghề của mình.
Thật khó có thể hình dung được
rằng, trường học mầm non cho 1 cô
giáo và 25 trò nằm cheo leo trên một
quả đồi cao, giống như một ốc đảo khi
đường xá, ô-tô chưa thể vào đến nơi.
Nó được dựng tạm bợ, sơ sài bằng tre,
nứa, không có tường che chắn, quanh
năm phải chịu cảnh mưa hắt, nắng rọi
suốt bốn mùa. Cô giáo Hoàng Thị Cử
chia sẻ: “Trường cũ xuống cấp, cô trò
chúng tôi phải mượn hội trường thôn
học tạm. Nhưng khi có việc trong thôn
thì đồng nghĩa với việc cả cô và trò đều
phải nghỉ học”.
Xuân ấm bản Phùng