51
Trong các phiên thảo luận tại Hội
nghị, Báo chí dữ liệu (Data Journalism)
và Kiểm chứng nguồn tin (Fact Check)
là hai chủ đề tập trung được sự chú ý hơn
cả. Đó là kết quả tất yếu sinh ra trong bối
cảnh một xã hội kết nối với quá nhiều
thông tin, bao gồm cả các tin tức giả tạo.
Vì có các tin tức giả tạo mà phải có môn
kiểm tra thực tế và xác minh dữ kiện,
phải có Internet Manhunt với những kĩ
năng, công cụ săn tìm con người trên môi
trường trực tuyến... Tất cả các công cụ,
giải pháp, thủ thuật, kĩ năng để tìm kiếm
và xác minh thông tin đó được gọi một
cái tên chung là Data Mining - khai thác
dữ liệu (kiểu mới).
Diện mạo mới của báo chí điều tra
đòi hỏi các nhà báo điều tra cũng phải
tự thay đổi cho mình một “nhân diện”
mới, đồng nghĩa với việc trang bị các
công nghệ, kĩ thuật mới trong khai thác
dữ liệu. Trong gần 100 phiên thảo luận
về báo chí dữ liệu, các nhà báo kì cựu đã
chia sẻ kinh nghiệm, hé lộ nhiều kĩ năng,
thủ thuật, các công cụ để tìm kiếm, truy
xuất thông tin. Chính các nhà báo trực
tiếp thực hiện Hồ sơ Panama và Paradise
gây chấn động dư luận trong thời gian
qua cho biết, họ cũng đã phải dùng những
công cụ xử lí đó để tìm kiếm ra manh mối
của các đối tượng, các mối quan hệ chằng
chịt của họ với những thông tin không ai
ngờ tới từ rất nhiều nguồn, thậm chí cả từ
các mạng xã hội như: Twitter, Facebook,
Snapchat… “Phù thủy khai thác dữ liệu”
Paul Mayers (BBC), người thiết kế ra
hàng loạt các trang tìm kiếm, các công
cụ khai thác, truy lọc thông tin mạnh như
spokeo.com,
stalkscan.com, là một trong
những minh chứng rõ ràng về vai trò của
Data journalism - Báo chí dữ liệu, như
là một đại diện mới của báo chí điều tra.
Việc sử dụng thành thạo công nghệ chính
là chìa khóa giúp các nhà báo mở được
kho dữ liệu khổng lồ vốn đã được số hóa
và liên kết chằng chịt trên toàn cầu, giúp
họ có cơ hội để kiểm tra nguồn tin một
cách nhanh nhất có thể.
VTV đã tiệm cận xu hướng
toàn cầu
Tham gia hội nghị với tư cách là đại
diện duy nhất của Việt Nam ở lĩnh vực
báo chí điều tra, tôi khá hào hứng với suy
nghĩ rằng mình sẽ thu thập và học hỏi
được nhiều từ các đại diện ưu tú của các
nền báo chí đang phát triển từng ngày
trên thế giới. Nhưng khá bất ngờ, ở đó,
tôi cũng có cơ hội được chia sẻ thông tin
với cảm giác hãnh diện và tự hào, khi
phát hiện ra rằng các phóng viên điều tra
của VTV đã và đang sử dụng các kĩ năng
thâm nhập thực tế, góc độ khai thác thông
tin ít nhiều tiệm cận với cách thức các
phóng viên quốc tế đang làm, có chăng,
các phóng viên ở các nước phát triển
có các công cụ tiên tiến và quy trình tác
nghiệp chuyên nghiệp hơn mà thôi.
Những kinh nghiệm từ các vệt
điều tra của VTV và VTV24, trong các
chương trình:
Chống buôn lậu, Hàng giả,
Bảo vệ người tiêu dùng
;
Chuyển động
24h
… đã được nhiều phóng viên quốc tế
quan tâm và yêu cầu tôi tập hợp lại một
số kinh nghiệm xử lí tình huống, xử lí dữ
liệu, góc độ khai thác, cách kể chuyện,
thủ pháp tạo kịch tính trong một series
phóng sự… để gửi cho bạn mang về nước
làm tài liệu tham khảo. Các cách khai
thác thông tin bằng các tính năng Street
View cho phép người dùng khám phá
mọi địa điểm trên thế giới của Google
Map, theo dõi tọa độ với Google Earth,
ghi hình bằng các thiết bị bay không
người lái (flying cam), các thiết bị ghi
hình giấu kín… mà các phóng sự điều tra
của VTV sử dụng đã khiến nhiều phóng
viên quốc tế ngạc nhiên vì cũng tương
đương như cách họ đang triển khai tại
châu Âu, châu Mỹ… Các chủ đề điều tra
dễ “động chạm” như trốn thuế, chuyển
giá, buôn lậu, hối lộ công cộng, tài chính
doanh nghiệp, phá hoại môi trường, an
toàn thực phẩm… là những vấn đề thế
giới đặc biệt quan tâm cũng đã và đang
là những chủ đề được VTV khai thác ở
nhiều cấp độ khác nhau. Không ít trong
số đó đạt hiệu ứng tích cực, khiến các cơ
quan chức năng phải điều chỉnh chính
sách, bổ sung chế tài để xử lí.
Để đối phó với tin tức giả, với sự lộn
xộn của thị trường thông tin, Đài THVN
đã thành lập Hội đồng tin tức để quản
lí, định hướng cho dòng chảy thông tin
chung trên các kênh sóng, trong đó có các
sản phẩm báo chí điều tra. Tại mỗi đơn vị
như VTV24 lại có hệ thống duyệt tin
“4 bước”. Mỗi đề tài điều tra đều được
đưa ra phản biện, cân nhắc, nhằm đảm bảo
tính chính xác và an toàn về pháp lí. Có
thể nói, chưa bao giờ VTV lại đề cao yếu
tố pháp lí và tính chính xác của thông tin
như thời điểm này. Điều này cũng giống
như báo chí thế giới giai đoạn hiện nay.
Ở bất kì quốc gia nào, báo chí điều
tra luôn được đánh giá là thể loại “đẳng
cấp” nhất, gây dựng tên tuổi, thương hiệu
và đem lại vinh quang cho các tòa soạn.
Thế nhưng, nó lại là nghề tiềm ẩn nhiều
tai nạn, hiểm nguy nhất. Rất nhiều tác
phẩm, thời gian thực hiện không chỉ tính
bằng ngày, bằng tháng mà bằng nhiều
năm. Chi phí, bởi vậy, cũng là một bài
toán nan giải của các cơ quan báo chí.
Hội nghị báo chí điều tra toàn cầu lần này
đã nêu ra một thách thức gây “đau đầu”
cho các tòa soạn: Theo đuổi dòng báo chí
điều tra ở mức độ nào là hợp lí và có nên
chuyển hướng đầu tư sang các thể loại
khác, an toàn và ít tốn kém hơn? Có lẽ
chỉ có… thực tế mới có thể trả lời được
câu hỏi này. Bởi báo chí hay các loại hình
báo chí đều là phản ánh hiện thực của
cuộc sống và nhu cầu thông tin của khán
giả. Chỉ có điều, trước xu thế mới, thói
quen tiếp nhận thông tin kiểu mới với các
công nghệ mới, báo chí điều tra cũng đã
đến lúc phải có sự thay đổi, về cách tiếp
cận và cách thể hiện, để luôn giữ được vị
trí của mình trên hành trình thực hiện sứ
mệnh đấu tranh vì lẽ công bằng.
An Khê
(Ghi)
Nhà báo Nguyễn Vũ Diệu Trang gắn
bó với thể loại điều tra từ năm 1999,
khi đang là sinh viên và công tác tại
VTV từ năm 2003 đến nay. Hiện chị
phụ trách phòng Kinh tế của Trung
tâm Tin tức VTV24, là Tổ chức sản
xuất, phụ trách Chương trình
“Chống buôn lậu, Hàng giả, Bảo vệ
người tiêu dùng”, “Bản tin Tài chính
Kinh doanh”...
Với phù thủy dữ liệu Paul Mayers