50
VTV
Phía sau
Màn hình
Báo chí điều tra...
(Tiếp theo trang 49)
thác dữ liệu hàng đầu ở BBC và trên thế
giới trong gần 20 năm…
Hội nghị còn có sự xuất hiện của các
nhà báo tên tuổi của GIJN, những tác
giả đã làm nên “Hồ sơ Panama”, “Hồ sơ
Paradise” làm dậy sóng dư luận thế giới
năm 2016, 2017. Họ là những gương mặt
thực sự đặc biệt, thậm chí lạ lùng. Thoạt
nhìn, không ai nghĩ nữ nhà báo bé nhỏ
với mái tóc ngắn cá tính Susanne Reber,
người từng nhận giải Peabody, giải Polk,
giải Robert F. Kennedy - lại là một thành
viên tích cực của dự án The Paradise
Papers (Hồ sơ Paradise). Drew Sullivan
trước khi trở thành nhà báo lại là một
diễn viên hài chuyên nghiệp, một kĩ sư
hàng không vũ trụ, hiện là Tổng biên tập
Chương trình Báo cáo Tham nhũng và
Tội phạm Tham nhũng (OCCRP)…
Phác thảo diện mạo mới
của báo chí điều tra
Lần đầu tiên, GIJN được tổ chức tại
“thành phố vàng” của châu Phi. Và cũng
lần đầu tiên, cộng đồng nhà báo điều tra
thế giới chính thức đặt câu hỏi về tương
lai của thể loại báo chí “khó nhằn” và
đẳng cấp nhất trong các loại hình báo chí.
Không còn một chỗ trống nào trong hội
trường của phiên thảo luận “The Future
of Investigative Journalism” (Tương lai
của Báo chí điều tra). Vào sau một chút,
tôi phải ngồi ở bậc cầu thang hai bên
cánh gà của giảng đường. Bên cạnh tôi
là những vị giáo sư đáng kính: Anton
Harber của Đại học WITs,
David Kaplan - Giám đốc
điều hành Mạng lưới các
Nhà báo điều tra toàn cầu
GIJN, ở góc xa xa nữa là
Andrew Lehren của NBC
News, và một số gương mặt
kì cựu của CNN, BBC… đang ngồi bệt
xuống đất, máy tính hoặc máy ghi âm kê
lên đùi…
“Cơn sóng thần” số hóa đang ập vào
mọi ngõ ngách của đời sống, tác động
mạnh mẽ đến kĩ năng tác nghiệp báo chí
điều tra trong môi trường truyền thông
hiện đại. Chẳng quá khó hiểu khi hội nghị
dành hơn 150 phiên thảo luận tập trung
về các giải pháp công nghệ, các kĩ năng
mới trong báo chí điều tra, đặc biệt là
trên truyền hình và hệ thống trực tuyến.
Một tương lai cho báo chí điều tra toàn
cầu sẽ như thế nào trong bối cảnh bị cạnh
tranh khốc liệt bởi các loại hình thông tin
“ăn xổi” khác, trên mạng xã hội,
trên các trang tin trực tuyến?
Thông tin từ Hội nghị cho biết,
thách thức chung của Báo chí
điều tra thời điểm này là nguồn
tài chính bị siết chặt bởi những
biến động kinh tế toàn cầu và ở
mỗi quốc gia. Các cơ quan báo
chí, các ông chủ truyền thông
lớn đều đang dịch chuyển hướng đầu tư
sang báo chí trực tuyến, báo chí số hóa -
những loại hình có tốc độ sản xuất nhanh
hơn, đầu tư gọn nhẹ, đưa tới nguồn lợi
ngay lập tức. Thậm chí, đã có hàng loạt
tòa soạn báo, cơ quan truyền thông tầm
cỡ công bố cắt giảm chi phí thực hiện đối
với thể loại phóng sự điều tra. Trong khi
đó, báo chí điều tra, thể loại luôn hấp dẫn
và gây ấn tượng với khán giả, thể loại
có thể nâng tầm “đẳng cấp” của phóng
viên và cả các cơ quan báo chí với những
nguồn lợi cao và các giải thưởng xuyên
quốc gia, nhưng nó đồng thời cũng là thể
loại khai triển khó khăn nhất, đầy nguy
hiểm và cám dỗ, cả những cạm bẫy pháp
lí, lại đồng thời phải đầu tư kinh phí đáng
kể, thời gian thực hiện thường dài. Vậy
cục diện của Báo chí điều tra trong thời
đại số hóa, khi đối mặt với những thách
thức kia sẽ như thế nào?
Susanne Reber (giữa) cùng hai nhà báo
đã tham gia Hồ sơ Paradise
Nhà báo Diệu Trang tại Hội nghị
báo chí điều tra toàn cầu lần thứ 10
Một công cụ truy xuất thông tin