61
bại, tay trắng, nhưng rồi sau tất cả, bác
lại đứng lên, tự tay gây dựng lại.
Tôi cũng ấn tượng với anh Mai Xuân
Chiến (Xã Tân Thông Hội, Củ Chi, TP.
Hồ Chí Minh). Anh Chiến vốn là một kĩ
sư xây dựng, từ sự khao khát tìm được
nguồn thực phẩm sạch cho gia đình mà
anh từ bỏ tất cả để đầu tư vốn liếng vào
sản xuất rau an toàn. Đi lên từ con số 0
tròn trĩnh, mọi việc không hề dễ dàng
để anh có thể xây dựng được hệ thống
nhà lưới trồng rau bài bản theo quy
trình công nghệ cao. Anh tự thiết kế một
tấm sắt mà khi di chuyển sẽ tạo thành
lỗ trống trên mặt đất giúp người trồng
có thể nhanh chóng xuống giống, sử
dụng hệ thống tưới tiêu tự động, đưa
vào sản xuất những loại rau cao cấp,
đảm bảo sơ chế chuẩn chỉnh theo quy
chuẩn của nơi tiêu thụ...
Tôi cũng không thể quên được mô
hình trồng dưa lưới trong nhà kính
của ông Phạm Tiến Sinh (Lạc Thuỷ,
Hoà Bình). Ấp ủ ý tưởng từ khi còn đi
làm, sau khi về hưu, ông Sinh đi khắp
các nơi để tự tìm hiểu, mày mò. Rồi
ông tự thiết kế mô hình nhà kính với
hệ thống tưới tự động 100%. 10.000m 2
nhà kính của ông chỉ cần duy nhất
một kĩ sư điều hành. Nhân công chủ
yếu làm vào thời gian xuống giống
đầu vụ, thu hoạch và dọn dẹp vệ sinh
cuối vụ. Khi ghi hình, chúng tôi không
hề phải đặt chân xuống nền đất khi
tác nghiệp, bởi tất cả đều là nền xi
măng và màng bạt nhằm hạn chế tác
nhân gây hại từ bên ngoài cũng như
cỏ dại không phát triển.
Đồng hành cùng
Tôi là nông dân
,
chúng tôi dường như được truyền thêm
một niềm cảm hứng: Ai cũng có thể làm
nông nghiệp nếu có đam mê, bất kể ở
lứa tuổi nào đi chăng nữa!
Trong quá trình tác nghiệp
chương trình, ekip phải đối mặt với
những khó khăn gì?
Điều khiến tôi luôn cảm thấy băn
khoăn là làm thế nào, chỉ trong 3,5 – 4
phút có thể làm nổi bật lên hình ảnh,
câu chuyện của người nông dân thế hệ
mới. Trước đây, với
Nói không với thực
phẩm bẩn
, chúng tôi sử dụng lời bình
để làm đậm vấn đề cần phản ánh thì
với
Tôi là nông dân
, chúng tôi lựa chọn
hình thức thể hiện là tự sự của người
nông dân để tăng tính chân thực của
câu chuyện. Chúng tôi luôn cố gắng
khảo sát, trao đổi trước với nhân vật,
đồng thời phát triển, mở rộng trong mỗi
chủ đề. Mỗi người có một câu chuyện
riêng để chia sẻ, không hẳn là kĩ thuật
sản xuất họ áp dụng, những công nghệ
họ mong muốn mà ngay cả nguồn
cảm hứng sản xuất của họ, động lực
sản xuất sạch của họ… cũng trở
thành những điểm nhấn thú vị của
chương trình.
Chị nhận thấy điều gì khiến
những người nông dân thế hệ mới
trăn trở nhất?
Tất cả nông dân được chọn là khách
mời trong chương trình đều là những
người đã thành công với mô hình sản
xuất sạch. Họ sẵn sàng học hỏi, sẵn
sàng thay đổi. Nhưng phần lớn những
người nông dân đều băn khoăn về đầu
ra cho các sản phẩm. Chỉ khi có đầu ra
ổn định, họ mới yên tâm làm đúng quy
trình an toàn và bền vững.
Là một phóng viên gắn bó với
nhiều chương trình về thực phẩm,
nông nghiệp, chị tích lũy được
những kiến thức gì từ những chương
trình như
Tôi là nông dân
?
Mỗi chương trình đều đem lại cho tôi
những trải nghiệm và vốn sống quý báu
riêng. Được tiếp xúc với những nông
dân hồn hậu, thật thà, sống đơn giản…
thực sự tiếp sức cho tôi cũng như ekip
sản xuất chương trình rất nhiều. Những
bữa cơm của các bác nông dân, với
nông sản do chính họ sản xuất ra thật
ấm áp tình người. Nhưng điều lớn nhất
mà chương trình mang lại cho tôi là
động lực làm việc và có thêm nhiều tấm
gương để noi theo. Có những khi,
12 giờ trưa, chúng tôi vẫn phải ghi hình
dưới cái nắng gắt của mùa hè tại Củ
Chi, Bình Dương hay Lâm Đồng là
không dễ dàng. Thế nhưng, nhìn người
nông dân giàu nghị lực và ý chí, vượt
qua khó khăn để chạm tới thành công,
tôi luôn tự nhủ cần phải nỗ lực nhiều
hơn nữa và không bao giờ cho phép
bản thân được nản chí.
Cảm ơn BTV Ánh Kim!
DIỆP CHI
(Thực hiện)
Chụp hình lưu niệm cùng các nhân viên
HTX Mai Hoa, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
Anh em quay phim cùng nhân vật lặn lội trong
ruộng rau muống trồng trên nền nước khoáng
Kim Bôi, Hoà Bình
Anh Trần Thiện Thanh tự hào giới thiệu thành quả
sau nhiều năm kêu gọi bà con sản xuất sạch tại Đơn
Dương, Lâm Đồng