Table of Contents Table of Contents
Previous Page  63 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 63 / 92 Next Page
Page Background

63

chằng…, chỉ cần trái gió trở trời là

toàn thân đau nhức. Nhờ các kiến

thức về sức khỏe tích lũy từ các

chương trình, tôi học được nhiều cách

bảo vệ và giữ gìn tốt nhất cho những

chấn thương của mình. Bên cạnh đó,

tôi có thể thuộc nằm lòng chế độ dinh

dưỡng khoa học, kiến thức tiêm

chủng, hay các cách phòng bệnh theo

mùa cho con trai…”. Từ bỏ hoàn toàn

wushu, hiện tại Thùy Linh dành trọn

thời gian cho công việc tại Ban Khoa

giáo. Bên cạnh những số ghi hình

trong trường quay, thi thoảng Linh vẫn

đi công tác tại nhiều vùng xa xôi, hẻo

lánh để thực hiện chương trình

Đi đâu

ăn gì?

. Với cô, mỗi chuyến đi là một

trải nghiệm mới, một kỉ niệm thú vị

trong cuộc đời làm nghề của mình.

Thùy Linh tự nhận là một người

may mắn. Thể thao là một nghề khắc

nghiệt. Khi từ giã sự nghiệp, người

may mắn được giữ lại làm huấn luyện

viên, người không may phải làm lại từ

đầu, sống lay lắt bằng đủ nghề để

mưu sinh sau khi dâng hiến cả những

tháng năm tuổi trẻ cho đam mê và

khát vọng. Cũng có nhiều đồng đội

của Linh tiếp tục theo đuổi con đường

thể thao, bằng cách này hay cách

khác. Nhưng Linh lại chọn cho mình

một con đường riêng. Được mẹ là cựu

HLV đội tuyển wushu Việt Nam Nguyễn

Phương Lan định hướng ngay từ khi

vẫn còn thi đấu cho đội tuyển Quốc

gia, Thùy Linh đã xác định phải đầu tư

lâu dài cho việc học tập. Từ năm 2010,

Thùy Linh quyết định lên đường sang

Đại học Vũ Hán, Trung Quốc theo học

ngành Quản lí thể thao. Không nhận

được sự chấp thuận của đội tuyển,

Linh buộc phải đứng giữa sự lựa

chọn: đi học hoặc là không được tập

luyện, thi đấu cho đội tuyển quốc gia.

“Tôi đã rất khó khăn để đưa ra quyết

định, để có thể từ bỏ niềm đam mê và

nhiệt huyết, thấm đẫm nước mắt và

những nỗi đau về thể xác đi cùng với

những tháng năm thanh xuân của

mình”, Thùy Linh nhớ lại. Cuối cùng,

Linh vẫn quyết định từ giã sự nghiệp

để đầu tư cho tương lai, bởi cô hiểu

rằng với nhiều chấn thương trên cơ

thể, việc đi đến cùng với wushu là điều

không thể. Du học trở về, Thùy Linh

may mắn có một công việc ổn định tại

Đài THVN và gắn bó với mái nhà đó

đến ngày hôm nay. Lập gia đình với

cựu VĐV Dancesport Lưu Hoài Nam

và có một con trai kháu khỉnh hơn hai

tuổi, Thùy Linh luôn hài lòng và cảm

thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại.

Không thể tập luyện wushu vì nhiều

chấn thương nhưng Linh vẫn mong

muốn cùng chồng mở một câu lạc bộ

võ thuật kết hợp khiêu vũ để thỏa nỗi

nhớ nghề.

Trước khi chia tay, Thùy Linh hào

hứng chia sẻ với tôi về công việc sắp

tới cô đảm nhận trong chương trình

Giải mã tốc độ

trên kênh VTV2.

Giải

mã tốc độ

là chương trình khám phá

những môn thể thao mang tính đối

kháng, có tốc độ cao hay những hình

ảnh trong cuộc sống mà mắt thường

khó có thể nhìn thấy. Một điểm thú vị

của

Giải mã tốc độ

là người dẫn

chương trình là vận động viên thể thao

chuyên nghiệp. Đó cũng chính là lí do

Thùy Linh được “chọn mặt gửi vàng”.

“Lâu rồi, tôi mới được làm việc trong

một chương trình liên quan đến thể

thao. Dù không còn duyên với nghề,

nhưng tôi biết rằng niềm đam mê thể

thao vẫn luôn chảy trong huyết quản

của tôi”, Thùy Linh chia sẻ.

AN KHÊ

Vũ Thùy Linh từng là một trong những gương mặt tài

sắc bậc nhất của làng Wushu Việt Nam. Trong sự

nghiệp của mình, cô giành nhiều thành tích trong

nước và quốc tế như: HCV SEA Games 24, HCV

giải Vô địch châu Á 2008, HCB giải Vô địch Thế giới

2007, HCV Các giải trẻ Thế giới và châu Á từ năm

2003 - 2008, Vô địch toàn quốc từ năm 1999 -

2010… Thùy Linh chính thức đầu quân cho Ban

Khoa giáo từ năm 2016 và là gương mặt MC quen

thuộc của nhiều chương trình như:

Đi đâu, ăn gì?

Khỏe thật đơn giản, Sống khỏe…

Thùy Linh trong chương trình Đi đâu, ăn gì?

Kỉ niệm với các trẻ em vùng cao