90
VTV
sống
khỏe
Phụ nữ dễ bị trầm cảm hơn
nam giới
Chị Thu Hương (35 tuổi) là nhân
viên ngân hàng, có cuộc sống viên mãn
với gia đình hạnh phúc, hai con, một
trai, một gái. Thế nhưng, kể từ ngày sinh
con thứ hai, chị đâm ra ít nói, ít cười,
thường ngồi thẫn thờ, đôi lúc còn khóc
một mình... Chị Minh Hà (55 tuổi), có
điều kiện kinh tế khá giả, lẽ ra chị có
thể vui vẻ bên chồng con khi bước vào
độ tuổi về hưu, vậy mà, dạo gần đây,
chị thường tỏ ra cáu gắt vô cớ với người
nhà, hay rơi vào tình trạng buồn bã, tâm
trạng thất thường; đôi khi có cảm giác lo
âu, bứt rứt mà không rõ nguyên nhân.
Theo các bác sĩ, cả hai trường hợp
trên đều có biểu hiện của căn bệnh trầm
cảm. Trong y học, trầm cảm là một
chứng rối loạn tâm trạng, gây ra cảm
giác buồn phiền và mất hứng thú kéo
dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh
hưởng đến cách người bệnh cảm nhận,
suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến
những vấn đề tiêu cực về tinh thần và
thể chất như trạng thái buồn rầu, chán
nan, không còn hứng thú trong cuộc
sống, ngủ không ngon, ăn nhạt miệng,
làm việc không xong, mặc cảm thua
kém, rầu rĩ...
Bên cạnh đó, một số người bị trầm
cảm lại không cảm thấy buồn. Họ có
thể gặp nhiều triệu chứng khác về mặt
thể chất như: đau nhức, đau đầu, chuột
rút, hoặc các vấn đề về tiêu hóa, gặp
khó khăn khi ngủ, mệt mỏi khi thức dậy
vào buổi sáng… Giới tính nào, lứa tuổi
nào cũng có thể mắc bệnh trầm cảm,
tuy nhiên, do yếu tố sinh học, hormone
và các tác động xã hội mà phụ nữ dễ bị
trầm cảm hơn đàn ông, thậm chí nhiều
hơn nam giới gấp hai lần.
Estrogen - Nhựa sống
của phái đẹp
Khoa học đã chứng minh, nội tiết tố
nữ estrogen có vai trò quan trọng đối với
phụ nữ, đặc biệt là có liên quan mật thiết
đến sức khỏe tinh thần. Sự thiếu hụt
estrogen khiến cơ thể có nhiều thay đổi
và ở mỗi độ tuổi gây ra ảnh hưởng khác
nhau. Đặc biệt, việc sụt giảm estrogen
do sự tăng dần của tuổi tác là một trong
những nguyên nhân có thể dẫn đến tình
trạng trầm cảm ở phụ nữ.
Ở độ tuổi sinh sản, cơ thể phụ nữ có
nhiều thay đổi, gián đoạn bởi những lần
sinh nở, do vậy, lượng estrogen tự nhiên
được sản sinh ra không đều. Cá biệt, ở
giai đoạn hậu sản, nhiều chị em phải đối
mặt với tình trạng sụt giảm estrogen đột
ngột. Tình trạng thiếu estrogen nghiêm
trọng nhất là khi phụ nữ bước sang giai
đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây
là điều không thể tránh khỏi do sự lão
hóa của các cơ quan sinh sản như buồng
trứng, tử cung. Chị em gặp nhiều rối
loạn về tâm lí và sinh lí như: khô âm
đạo, bốc hỏa, giảm trí nhớ, mất ngủ, mất
ham muốn tình dục, và không ít người
bị triệu chứng trầm cảm.
Bổ sung “nhựa sống”
đúng cách
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy
80% phụ nữ mãn kinh có những thay đổi
tích cực trạng thái tinh thần sau khi sử
dụng estrogen đường uống. Để điều hòa
nội tiết tố estrogen trong cơ thể, chị em
có thể bổ sung các loại phytoestrogen
(estrogen có nguồn gốc từ thực vật). Phổ
biến nhất là đậu nành với thành phần
isoflavon tỏ ra hiệu quả do chứa các hoạt
chất tương đồng với estrogen do cơ thể
tiết ra. Tuy nhiên, để isoflavon đưa vào
cơ thể phát huy được tối ưu tác dụng thì
cần có chất xúc tác giúp chuyển hóa như
vi khuẩn lactobacillus.
Bộ đôi isoflavon chiết xuất từ
đậu nành và lactobacillus với tỉ lệ
chuẩn được tìm thấy trong chế phẩm
Estromineral xuất xứ từ Italia cung cấp
estrogen thực vật giúp phụ nữ vượt qua
những thời kì biến động về tâm, sinh lí
một cách nhẹ nhàng nhất. Việc sử dụng
đều đặn Estromineral kết hợp với chế độ
sinh hoạt khoa học sẽ góp phần giúp chị
em cân bằng đời sống tinh thần và kéo
dài tuổi thanh xuân.
Diệp Chi
Vượt qua trầm cảm
tuổi trung niên ở phái đẹp
Isoflavone đậu nành góp phần giúp
phụ nữ trung niên cân bằng sức khỏe
Đối với phái nữ, sức khỏe tinh thần đóng
vai trò đặc biệt quan trọng bởi tâm lí có
tươi vui thì cơ thể mới dồi dào năng
lượng. Do nhiều yếu tố mà phụ nữ thường
dễ bị trầm cảm hơn nam giới, đặc biệt là ở
độ tuổi tiền mãn kinh. Trong đó, có một
nguyên nhân tiềm ẩn mà nếu biết cách
khắc phục, chị em có thể sống lạc quan,
yêu đời khi bước vào tuổi xế chiều.