83
thú trong công việc, mỗi ngày trôi qua đều
cảm thấy mệt mỏi. Cũng có người đặt hết
tâm trí, thời gian vào công việc cho đến
khi họ cảm thấy lạc lõng đến độ không
còn hiểu được ý nghĩa những việc mình
đang làm”. Theo bà Mai, nếu phải sống
dưới áp lực cao tức là bạn đang đặt sức
khoẻ của mình trước rủi ro. Sự căng thẳng
sẽ phá huỷ trạng thái cân bằng của cảm
xúc cũng như sức khoẻ thể chất.
Ai cũng muốn vừa thành công lại
vừa có một cuộc sống thảnh thơi, không
mệt mỏi, căng thẳng, nhưng đó là điều
không thực tế. Bởi vậy, đừng cố theo
đuổi sự hoàn hảo, thay vào đó hãy xác
định xem điều gì là quan trọng nhất,
cần tập trung để hoàn thành. Ở mỗi giai
đoạn, mỗi thời điểm khác nhau, mỗi
người lại có một mục tiêu khác nhau
để tìm được sự cân bằng. Chúng ta cần
phân biệt được giữa “nên làm” và “phải
làm”, thậm chí phải biết nói “không”
trước những việc ôm đồm để dành thời
gian cho bản thân. Theo quan điểm của
MC Thuỳ Minh, trước khi biết yêu ai
đó, phải học cách tự yêu chính bản thân
mình. Sau một ngày mệt nhoài với công
việc, khi về nhà, dù nhà cửa bề bộn
nhưng người phụ nữ hãy cố làm ngơ và
tự nhủ: “Việc nhà có thể đợi, cuộc sống
của mình thì không. Hôm nay mình đã
quá mệt, việc cần nhất lúc này là tắm
nước ấm và ngủ một giấc thật ngon”.
Mỗi ngày chọn một niềm vui
Theo diễn giả Aruna, nguồn gốc của
sự mất cân bằng trong cuộc sống là do tâm
lí bị căng thẳng và lo lắng. Để giải quyết
triệt để, chúng ta cần tìm hiểu xem nguyên
nhân của sự lo lắng từ đâu mà ra. Cuộc
sống cân bằng không phải bởi vì những
gì xảy ra bên ngoài mà là những gì diễn
ra bên trong nội tâm của mỗi người. Khi
cùng gặp một vấn đề, nếu chúng ta phản
ứng tích cực thì kết quả sẽ rất khả quan,
còn nếu phản ứng tiêu cực thì sẽ gặp một
kết quả tồi tệ. Cho nên, điều quan trọng
nhất vẫn là chăm sóc bản thân cho thật
tốt. Hãy biết hài lòng với những thành quả
mình đạt được, thậm chí dù khi thất bại
cũng nên nghĩ rằng, ai cũng có thể phạm
sai lầm. Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng
Ăn, cầu nguyện và yêu
, tác giả Elizabeth
Giber viết: “Hãy mỉm cười trên khuôn mặt
và trong cả suy nghĩ, nguồn năng lượng
tích cực sẽ đến với bạn và xoá tan những
tiêu cực”. Hãy luôn nhìn vào những điều
tốt đẹp trong cuộc sống.
“Khi ở trong trạng thái căng thẳng kéo
dài, chúng ta thường có xu hướng nhìn
mọi thứ bằng ánh mắt tiêu cực. Thay vì
thế, tôi đã nghĩ rằng, mình thật hạnh phúc
khi có gia đình, bạn bè và những người
xung quanh. Tôi nhận ra, cuộc sống đã
cho mình rất nhiều điều tốt đẹp, và dần
dần cảm thấy, sự căng thẳng này chỉ là
một cản trở nhỏ mà thôi” - anh Lê Huy,
giám đốc công ty xây dựng Việt Thành,
chia sẻ kinh nghiệm lấy lại sự cân bằng
trong cuộc sống. Đồng tình với quan điểm
trên, tiến sĩ Phan Huyền Trân - người sáng
lập ra ngôi trường tâm lí đầu tiên tại Việt
Nam dành riêng cho phụ nữ - quan niệm,
người phụ nữ biết bỏ mặc đống chén bát
để lo cho sức khoẻ của bản thân trước mới
là phụ nữ thông minh. “Hãy bắt đầu ngày
mới bằng một nụ cười. Hãy thay đổi tâm
thế của mình. Thay vì rửa chén với bao
nhiêu bực dọc trong người, tôi sẽ chọn
vừa rửa chén, vừa nghe nhạc, xem như
đang tập thể dục”.
Cân bằng cuộc sống cũng chính là thước
đo hạnh phúc của mỗi người. Nhưng thực tế,
để cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống gia
đình là rất khó nên hãy luôn nhớ rằng, nếu
không chăm sóc tốt cho bản thân thì không
thể chăm sóc tốt cho người khác. Thạc sĩ
tâm lí Võ Minh Huệ khuyên: “Trong 24h
mỗi ngày, mỗi người nên dành cho mình
một khoảng thời gian nhất định để có được
trạng thái dễ chịu nhất theo cách mà mình
mong muốn. Bởi cơ thể hay tâm trí cũng sẽ
bị quá tải khi đạt đến một mức độ nhất định.
Chỉ cần đạt đến trạng thái “dễ chịu” thì sẽ
đem đến những năng lượng tích cực cho bản
thân, giúp chúng ta có hứng thú với công
việc, vui sống với gia đình…”
Bảo Anh
Đừng quên dành thời gian để vui vẻ bên gia đình
Suốt ngày quay cuồng trong công việc sẽ khiến
bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi