Previous Page  89 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 89 / 92 Next Page
Page Background

Việt Thống), sau khi cập bến sẽ được

chuyển về nhà bằng xe công nông.

Xương đất sét có màu hồng nhạt khi

nung ở nhiệt độ cao sẽ chuyển sang màu

gan gà, cộng với sự kết hợp hai màu

men chủ đạo là nâu vàng và nâu đen tạo

thành men da lươn độc đáo của gốm Phù

Lãng. Nếu vẻ đẹp của Bát Tràng là sự đa

dạng về nước men, những nét vẽ tinh tế,

thì nét tinh túy của gốm Phù Lãng là sự

dân dã, mộc mạc của nước men da lươn

này. Các nghệ nhân ở đây phải thật khéo

léo, tỉ mỉ để vuốt tạo phôi gốm. Nét đặc

trưng của gốm Phù Lãng là sử dụng

phương pháp đắp nổi, gọi là chạm kép,

màu men tự nhiên, dáng gốm mộc mạc

nhưng khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp

nguyên sơ của đất và lửa, mang đậm nét

điêu khắc tạo hình.

Chúng tôi đến thăm quan đúng lúc bà

chủ Gốm Ngọc đang chăm chú quét men

cho những chiếc lộc bình nhỏ. Chúng

tôi tò mò hỏi về đống bột màu được bày

la liệt bên cạnh nguyên liệu cũng như

cách pha chế. Chẳng hề giấu nghề, vừa

luôn tay tô vẽ, bà vừa cho biết, ngày nay

nghệ nhân Phù Lãng thường dùng tứ

thiết là: lim, sến, táu, nghiến; vôi sống

(vôi tả); sỏi ống nghiền nát và bùn phù

sa trắng. Bốn chất liệu này sau khi sơ

chế trộn đều với nhau theo một tỉ lệ nhất

định rồi để khô, đập nhỏ cho vào nước,

gạn qua rây bột, từ đó chế thành một

chất lỏng quánh, vàng như mật ong. Khi

sản phẩm còn ẩm, người thợ dùng chổi

lông quét men lên bên ngoài của sản

phẩm một lớp mỏng thích hợp rồi đem

phơi. Sau khi quét men và phơi khô, sản

phẩm có màu trắng đục. Ngoài việc tạo

ra loại men tráng riêng, kĩ thuật nung

gốm cũng mang đậm nét riêng biệt và

gia truyền đối với mỗi lò gốm nơi đây.

Sau công đoạn vào men và tạo màu,

phơi khô, sản phẩm được đưa vào lò

nung ở nhiệt độ 1.000 0 C. Để đảm bảo

gốm sành nâu có lớp da ngoài đanh

mặt, nhẵn bóng và chắc, người thợ gốm

phải xếp sản phẩm trong lò sao cho tiết

kiệm tối đa không gian. Chi phí cho mỗi

mẻ đốt lò rất cao nên nếu không nắm

vững kĩ thuật chọn đất, đốt lò… thì cả

mẻ gốm phải bỏ đi. Một lò nung được

khoảng một nghìn sản phẩm mỗi lần

và phải đun liền trong ba ngày ba đêm.

Sản phẩm đạt tiêu chuẩn phải có màu da

lươn vàng óng hay màu cánh gián, khi

gõ vào sản phẩm có tiếng vang. Sở dĩ,

trong khi các làng gốm khác đã chuyển

sang phương pháp nung gốm hiện đại

bằng gas thì ở Phù Lãng người ta vẫn sử

dụng củi để nung gốm chính vì sự biến

nhiệt khác nhau, tạo ra những vết táp

trên bề mặt gốm mà không phương pháp

nào có thể thay thế.

Hàng năm có rất nhiều tour du lịch

và các du khách tìm tới làng gốm này

để tham quan và trải nghiệm. Những

xưởng gốm lớn thường đón từng đoàn

học sinh đến để các em được mục sở

thị các công đoạn làm gốm và tận tay

sáng tạo, làm ra các sản phẩm gốm của

riêng mình. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận

được sự chuyên nghiệp, kĩ thuật làm

gốm độc đáo và những vất vả, khó khăn

của người làm gốm phải trải qua mỗi

ngày. Trước sự cạnh tranh của cơ chế

thị trường, làng gốm có những khó khăn

nhất định, song hàng trăm hộ dân vẫn

miệt mài, tận tụy với nghề. Lớp trẻ ở

đây ý thức rất rõ về việc giữ nghề nên

đã theo học ở các trường lớp mĩ thuật

bài bản, hình thành nên lớp nghệ nhân

trẻ có tri thức.

Một nét đáng yêu của Phù Lãng là

sự thân thiện của dân làng, họ sẵn sàng

làm hướng dẫn viên cho bạn, kể cho bạn

nghe về lịch sử lâu đời của làng gốm

cũng như giải thích cho bạn một cách

tỉ mỉ về quá trình cho ra một sản phẩm

hoàn chỉnh. Vì thế, nếu bạn đang tìm

kiếm một địa điểm du lịch đi về trong

ngày gần Hà Nội thì làng gốm Phù

Lãng chính là một nơi lí tưởng. Tại đây,

bạn vừa được trải nghiệm không gian

văn hóa truyền thống lại được thưởng

thức không khí làng quê mộc mạc, quà

mang về là những sản phẩm gốm độc

đáo với giá thành rất rẻ.

Mai Chi

Các công đoạn tạo hình sản phẩm gốm

Nét vẽ tài hoa của người thợ làng gốm

Chum vại được phơi khô

trước khi cho vào lò nung

89