

VTV
du
lịch
M
ỗi lần có khách phương xa
tới thăm Thủ đô, chúng tôi
vẫn thường đưa họ đến làng
gốm Bát Tràng thăm quan.
Bát Tràng từ lâu đã sử dụng những lò
nung gốm bằng gas hiện đại, làng nghề
này lúc nào cũng khang trang, sạch sẽ.
Ngoài những sản phẩm truyền thống,
Bát Tràng còn liên tục cho ra lò các sản
phẩm bắt kịp nhu cầu của xã hội hiện đại
như: các bình cắm hoa đủ kiểu dáng, hộp
mứt tết, heo đất… Đã quá quen với
hình ảnh làng gốm như vậy nên đến
Phù Lãng, chúng tôi hoàn toàn bị hấp
dẫn bởi một làng gốm đặc sệt truyền
thống. Cách làng 2 - 3 cây số, du khách
đã bắt gặp một triển lãm sắp đặt độc đáo.
Hai bên lề đường là những chồng củi gỗ
xếp cao chất ngất, chúng tôi thắc mắc,
không biết họ xếp bạt ngàn củi gỗ để
làm gì. Và, chỉ khi đi vào tận làng mới
biết rằng, hàng tấn củi chẻ nhỏ, phơi khô
tự nhiên đó là để người làng nung gốm.
Lang thang quanh làng một vòng,
chứng kiến cảnh sản xuất nhộn nhịp,
chúng tôi không khỏi mừng cho sự
phát triển của Phù Lãng. Nơi đây chính
là thiên đường gốm cổ, đâu đâu cũng
một màu nâu đỏ của đất, vô vàn sản
phẩm bày la liệt mọi ngõ ngách, con
đường… Người ta tận dụng mọi không
gian để bày biện, trang trí hoặc để hoàn
thành sản phẩm của mình, nào là tiểu
quách xếp tầng tầng lớp lớp, bên cạnh
chậu cảnh, chum vại. Mỗi loại một
hình thù, một màu sắc. Tạt vào một lò
gốm ven đường, hỏi chuyện một nghệ
nhân cao niên, chúng tôi biết được tổ
nghề gốm Phù Lãng là ông Lưu Phong
Tú. Cuối thời nhà Lý, ông được triều
đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Tại đây,
ông học được nghề làm gốm và trở về
truyền dạy cho người dân trong nước.
Ban đầu, nghề này được truyền vào
vùng gần sông Lục Đầu, sau đó chuyển
về vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Đầu
thời nhà Trần (thế kỉ 13), nghề này được
truyền đến đất Phù Lãng Trung. Đời nhà
Trần thế kỉ XIV, gốm Phù Lãng hình
thành và phát triển vượt bậc. Hiện nay,
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và một số
nhà sưu tập tư nhân đã sưu tầm và trưng
bày một số sản phẩm gốm Phù Lãng có
niên đại khoảng thế kỉ 17 - 19, với đặc
trưng của gốm men nâu và những sắc độ
của nó như men da lươn, vàng nhạt, vàng
thẫm, vàng nâu… Nghề gốm ở làng Phù
Lãng bắt đầu từ thế kỉ 13, tồn tại đến nay
đã gần 10 thế kỉ. Khác với những làng
gốm hiện đại, đô thị hóa mà chúng tôi
từng biết, Phù Lãng ngày nay vẫn giữ
nguyên những phương thức làm gốm dân
dã, cổ xưa mà cha ông truyền lại.
Nằm ven sông Cầu, giao thông
đường thủy thuận lợi để người dân Phù
Lãng chuyên chở củi và đất sét được
mua từ những vùng miền khác về sản
xuất.
Đất sét có màu hồng nhạt được
lấy ở làng Thống Vát, Cung Kiệm (xã
Lang thang ở
lànggốmPhùLãng
Anh bạn thổ dân vùng Kinh Bắc nhất quyết mời chúng tôi một lần tới thăm
làng gốm Phù Lãng với lời chào mời rất hấp dẫn: “Các bạn sẽ mải mê với gốm
mà quên đường về. Gốm ở đây mộc mạc, chân quê, mang hồn cốt dân tộc chứ
không bị thương mại, thị trường hóa. Hãy đến và cảm nhận…”
Hình ảnh thường thấy ven đường làng Phù Lãng
88