

VTV
Phía sau
Màn hình
Q
ua nhiều mối quan hệ cá nhân, tất cả những
người mẫu mà chúng tôi có được số điện thoại
liên hệ đều có chung câu trả lời rằng, họ không
thể tham gia phim được vì đến cả gia đình họ còn
không biết công việc họ đang làm... Khi chúng tôi đến
gặp lãnh đạo các trường đại học mĩ thuật hay giáo viên
trong các khoa có dạy về mĩ thuật cũng chỉ nhận được
những cái lắc đầu. Họ rất ủng hộ đề tài này của chúng
tôi và cũng muốn xã hội hiểu để thông cảm hơn với
những người mẫu hội họa nhưng việc liên hệ và thuyết
phục người mẫu để được ghi hình là điều mà các trường
không giúp được…
May mắn chỉ đến khi chúng tôi gặp được người mẫu
Phương Thị Minh Lan, người đã hơn 20 năm gắn bó với
nghề, đã nếm trải nhiều cay đắng cuộc đời và nhiều mâu
thuẫn trong cuộc sống. Bà là một người đàn bà đẹp với
các nét rất quý phái: mũi cao, khuôn mặt góc cạnh, tóc
xoăn nhẹ. Có lẽ vì thế mà ngay khi tham gia dự tuyển
làm mẫu hội họa tại trường ĐH Mĩ thuật Công nghiệp,
bà đã được các giảng viên mĩ thuật chấm. Tuy nhiên, sau
này bà mới có thể cảm nhận hết những nỗi niềm khó nói
của nghề. Bà Minh Lan bước vào nghề người mẫu hội
họa trong giai đoạn gia đình gặp nhiều khó khăn. Chồng
bà đọc báo thấy trường ĐH Mĩ thuật Công nghiệp tuyển
người mẫu và đã đưa bà đến, nhưng cũng chính ông sau
đó đã phản đối quyết liệt...
Người mẫu hội họa
Nỗi niềm khó nói...
Khi bắtđầutiếpcậnđềtài người
mẫu hội họa trong series PTL
Nghề đặc biệt,
nhóm PV thuộc
Trung tâm PTL & PS đã vấp phải
một khó khăn lớn, đó là không
tìm được nhân vật. Chia sẻ của
đạo diễn Nguyễn Long sẽ giúp
khán giả hiểu hơn về góc khuất
của nghề người mẫu hội họa mà
bộ phim muốn truyền tải tới
khán giả.
Cảnh quay nhân vật đang làm mẫu cho họa sĩ Hoàng Tùng
Người mẫu và tác phẩm
62