Previous Page  63 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 63 / 92 Next Page
Page Background

Định kiến của xã hội, đặc biệt là đàn

ông, về những người phụ nữ làm nghề

này đã đẩy họ vào tình thế phải giấu

giếm công việc. 99% người mẫu hội họa

giấu gia đình và mọi người về nghề của

mình, cho dù đó là công việc rất trong

sáng, vì nghệ thuật. Đó cũng là trăn

trở của nhiều họa sĩ về “một công việc

hướng tới cái đẹp nhưng xã hội nhìn họ

luôn xấu”, như họa sĩ Nguyễn Hoàng

Tùng, giảng viên Khoa Sư phạm mĩ

thuật, trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật

TƯ đã tâm sự khi trao đổi với chúng tôi.

Chính vì vậy, khi người mẫu Phương

Thị Minh Lan đồng ý tham gia, chúng

tôi cảm thấy rất bất ngờ và có cảm giác

phim đã hoàn thành được 50%.

Với yêu cầu đặc thù,

người mẫu hội họa thường

phải khỏa thân để các sinh

viên nghiên cứu, học tập tại

trường. Vì vậy, trước khi

quay, chúng tôi đã trao đổi

với quay phim rất kĩ để xử lí

ánh sáng, góc máy để tránh

góc quay dung tục. Đây thực

sự là thách thức đối với quay

phim cũng như đạo diễn. Bài

toán đặt ra là phải quay làm

sao để thể hiện rõ nhất công

việc của nghề mẫu hội họa. Nó là ranh

giới giữa nghệ thuật và góc nhìn xã hội

về một nghề nhưng thực chất là chỉ qua

một công việc của một người. Để thực

hiện được mục tiêu này, chúng tôi đã

sử dụng máy ảnh với các ống kính đơn

để quay các cảnh cận, đặc tả và chuyển

nét. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng

ánh sáng đèn chuyên nghiệp để đánh

điểm, đánh ven thay vì

sử dụng đèn neon trong

phòng thực hành

của trường.

Xúc động nhất có

lẽ là buổi ghi hình tại

nhà riêng người mẫu

Phương Thị Minh Lan.

Cả ekip lặng người khi

ghi hình phân đoạn

nhân vật ở nhà. Căn nhà

hai tầng chỉ rộng 8m 2 với quá ít đồ đạc.

Qua tìm hiểu, chúng tôi mới biết, nghề

mẫu hội họa có thu nhập không cao.

Mỗi ngày đi làm của họ chỉ từ 350 - 500

nghìn. Ngày nắng cũng như mưa, mùa

đông cũng như mùa hè, họ đều phải cởi

bỏ quần áo để vào các thế mang tính tạo

hình nghệ thuật cao cho các sinh viên,

họa sĩ vẽ. Không chỉ là tạo hình nghệ

thuật mà vẻ mặt, làn da của người mẫu

cũng phải tạo được cảm hứng sáng tác

cho người vẽ. Nhiều người ngoài giới

hội họa vẫn nghĩ, vẽ giống như mẫu mới

là đẹp, là giỏi nhưng thực tế, chỉ riêng

dáng người làm mẫu đã đủ để họa sĩ

thăng hoa và gửi gắm bao cảm xúc, tư

duy về cái đẹp.

Đối với người

mẫu hội họa, người

hiểu họ nhất là họa sĩ

chứ không phải gia

đình. Họ đeo đuổi

nghề vì đam mê,

thứ đam mê mà chỉ

trong hội họa mới có.

Phần lớn người mẫu

đều nghèo, thậm chí

rất nghèo. Họ đến với nghề vì rất nhiều

lí do và lí do lớn nhất thường là vì họ

quá nghèo, phải tìm mọi cách để duy

trì cuộc sống. Sau này, niềm đam mê

mới ngấm dần và khiến họ không thể

từ bỏ. Vì thế, không ít người mẫu sau

khi con cái trưởng thành, có công việc

tốt, thu nhập cao hơn nhưng vẫn gắn bó

với nghề. Có những gia đình lúc đầu

chỉ có vợ nhưng sau cả chồng, thậm chí

các con đều tham gia làm mẫu. Nhân

vật của chúng tôi đã khóc khi tâm sự về

nghề. Những giọt nước mắt của sự tủi

thân lẫn hạnh phúc và sự sẻ chia. Nhờ

đó, chúng tôi đã có một câu chuyện thực

sự cảm động về nghề đặc biệt này.

Lắng nghe những tâm tư, tình cảm

của những người làm nghề người mẫu

hội họa khiến chúng tôi trăn trở nhiều

hơn về những nghề đặc biệt trong xã

hội. Vì định kiến xã hội, vì mặc cảm

và vì nhiều lí do, họ âm thầm nên rất ít

người hiểu và chia sẻ sự vất vả, hi sinh

của họ, thậm chí ngay cả những người

thân trong gia đình. Đây cũng là điều

mà chúng tôi - những người thực hiện

series PTL

Nghề đặc biệt

muốn gửi tới

khán giả qua tập phim

Nghề người mẫu

hội họa.

Yến Trần

(Ghi)

Ghi hình nhân vật làm mẫu cho sinh viên vẽ

Ghi hình tại nhà nhân vật trong

căn phòng 8m

2

Đối với người mẫu hội họa, người

hiểu họ nhất là họa sĩ chứ không

phải gia đình. Họ đeo đuổi nghề

vì đam mê, thứ đam mê chỉ có

trong hội họa. Họ đến với nghề vì

rất nhiều lí do nhưng dần dần,

niềm đam mê nghề ngấm dần và

khiến họ không thể từ bỏ.

Ekip làm phim phỏng vấn họa sĩ Hoàng Tùng

63