Tổng thống Syria, ông vẫn đồng ý và nhiệt
tình giúp đỡ, do đó chúng tôi tiếp tục nhờ
ông tiến hành các thủ tục cần thiết.
Sau những thuận lợi ban đầu, các
chị đã gặp khúc mắc gì dẫn đến việc phỏng
vấn bất thành?
Ngày 27/6, chúng tôi đến ĐSQ Syria tại
Li-băng để nhận visa. Sáng 28/6, chúng tôi
đi thẳng vào thủ đô Damascus bằng đường
bộ để trình diện Bộ Thông tin Syria. Họ đã
cấp cho chúng tôi giấy phép có thể phỏng
vấn bất kì nhân vật nào tại Damascus mà
không cần có đại diện của Bộ Thông tin đi
cùng. Có được giấy phép trong tay, chúng
tôi nảy ra ý định đi ghi nhận thực tế một
cách độc lập để được tự do tác nghiệp. Vào
đúng ngày chúng tôi đang đi ghi hình tại
ngoại ô thủ đô Damascus, phía Lãnh sự
quán danh dự tại Li-băng trực tiếp gọi điện
cho Nhà báo Lê Bình. Vì lí do an ninh, họ
yêu cầu chúng tôi mua một chiếc sim điện
thoại nội địa để Văn phòng Tổng thống
Syria có thể liên hệ thẳng.
Địa điểm nơi chúng tôi đang có mặt
rất vắng vẻ nên không thể mua được một
chiếc sim điện thoại nào cả. Mọi việc vẫn
nan giải ngay cả khi chúng tôi về đến khách
sạn. Tại Syria, để mua được sim điện thoại,
cần phải có hộ chiếu hoặc thẻ căn cước.
Vào tháng Ramadan, mới hai giờ chiều
nhưng các cửa hàng lớn đều đã đóng cửa,
các cửa hàng nhỏ chỉ nhận thẻ căn cước
Syria. Hai người lái xe đều từ chối mua
hộ chúng tôi vì sợ bị truy cứu trách nhiệm
trong trường hợp chúng tôi dùng sim sai
mục đích. Cả ngày hôm đó, chúng tôi
không liên hệ được với Văn phòng Tổng
thống. Sau đó, tôi nhận được tin nhắn từ
ông Chady thông báo, phía Syria cần thêm
thời gian sắp xếp vì lí do an ninh và yêu
cầu chúng tôi chờ đợi ngày chốt, mặc dầu
ban đầu họ dự định cho phép chúng tôi
phỏng vấn vào ngày 6/7.
Chúng tôi được thông báo là có thể
thoải mái đi lại trong khu vực đã được kiểm
soát, song phía Syria không đảm bảo những
bất trắc có thể xảy ra. Ngày cuối cùng (2/7),
sau nhiều ngày đi Homs, Mandoula và
một số khu vực khác, người của Bộ Quốc
phòng ngỏ ý đưa chúng tôi ra vùng chiến
sự để thị phạm và chúng tôi đồng ý. Qua
những câu chuyện đau thương mà chúng
tôi được nghe kể trực tiếp từ người dân và
tận mắt cảm nhận nguy hiểm ngay tại vùng
giao tranh ở Jobar, chúng tôi bắt đầu nhận
ra tình hình phức tạp hơn chúng tôi tưởng
tượng rất nhiều. Chúng tôi đã quyết định
nhanh chóng rời khỏi Syria để đảm bảo an
toàn cho cả nhóm.
Mỹ Quy
“Vì sao cuộc phỏng vấn với Tổng thống Syria...
(Tiếp theo trang 23)
đã rất cố gắng ghi lại những hình ảnh chân
thực nhất. Nếu điều đó chưa đáp ứng được
mong đợi của khán giả thì chúng tôi thành
thật xin lỗi và mong khán giả thông cảm
cho điều kiện tác nghiệp của chúng tôi.
Nếu như điểm cộng lớn nhất của bộ
phim là đưa khán giả đến với những câu
chuyện có thực do chính phóng viên Việt
Nam tiếp cận và dẫn dắt thì điểm trừ lại là
sự thể hiện cảm xúc có phần thái quá của
người kể chuyện, khiến khán giả không
khỏi hoài nghi về một mục đích khác của
người thực hiện?
Cảm xúc của chúng tôi là chân thật,
nhưng chúng tôi cũng xin rút kinh nghiệm
sâu sắc trước ý kiến của khán giả. Cuộc
chiến Syria đã được báo chí phương Tây
mổ xẻ rất nhiều, và tôi muốn được tận
mắt “chạm” đến nó qua lăng kính của một
phóng viên truyền hình Việt Nam, thay vì
ngồi nhà và biên tập tin từ Reuters, BBC
hay CNN. Đặt chân tới một vùng đất rủi
ro như Trung Đông, lằn ranh giữa sự sống
và cái chết vô cùng mỏng manh
.
Nếu để
có chút hư danh thì liệu có đáng không khi
ở một nơi mà hòn tên mũi đạn hết sức vô
tình, mỗi cảnh quay có thể phải trả giá bằng
cả tính mạng của mình. Ngay cả vào giây
phút hoảng hồn, tim đập chân run chạy
trong địa đạo, khi phiến quân đang ở ngay
trên đầu, chúng tôi vẫn cố gắng ghi lại hình
ảnh như một phản xạ quen thuộc, để nhỡ có
BTV Phương My:
Khi đi theo ngả cùng Nhà báo Lê Bình và phóng viên
Vân Anh, tôi run bần bật, tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Tôi bỗng nhớ
đến mẹ, lỡ xảy ra điều gì không may thì không biết mẹ sẽ ra sao. Tôi đã nói dối
mẹ chỉ sang Li-băng tác nghiệp thay vì đến tận vùng chiến sự Syria như thực tế.
Bên cạnh tôi, nỗi sợ hãi hiện rõ trên mặt chị Lê Bình và Vân Anh...
Chúng tôi sợ hãi là vậy, nhưng điều tôi rất ngạc nhiên là thái độ bình tĩnh
đến mức khó tin của người lính Syria. Chỉ có chúng tôi, những người chưa bao
giờ biết đến bom rơi đạn nổ, liên tục bị giật mình vì tiếng súng. Thoát khỏi miệng
hầm, thấy tôi thắc mắc, anh lính đã nói với tôi rằng, với họ cái chết chẳng có gì
xa lạ: “Ở nhà cũng chết, mà ra đường cũng chết”. Trên mảnh đất hoang tàn ấy,
nơi sự sống leo lắt từng ngày, những người dân đã quá quen với chết chóc và
bom rơi đạn lạc. Chưa bao giờ tôi thấy cần phải trân trọng từng phút, từng giây
trong cuộc sống đến thế.
chuyện xảy ra, vẫn có chút tư liệu để gửi về
nhà. Chúng tôi đã làm hết khả năng có thể,
chỉ mong khán giả ghi nhận chúng tôi ở
tấm chân tình của người làm báo.
Ba lần thoát chết của chị và các
cộng sự khi tác nghiệp tai Syria dường
như vẫn là một bí ẩn đối với công chúng?
Ba lần thoát chết đến với chúng tôi một
cách may mắn và kì diệu. Lần đầu tiên,
sau khi nghe tin làng Qaa, một địa danh sát
biên giới Syria và Lebanon - bị đánh bom,
chúng tôi đã chạy ngay đến để ghi lại cảm
xúc của những nạn nhân. 30 phút sau khi
rời đi, chúng tôi nhận được tin báo có thêm
bốn vụ đánh bom tự sát xảy ra, trong đó hai
vụ ngay đúng chỗ chúng tôi phỏng vấn, hai
vụ đúng chỗ BTV Phương My dẫn
hiện trường.
Lần thứ ba là tại khu vực cách Jobar
2km về phía Đông Bắc thủ đô Damascus,
gần ngay khách sạn chúng tôi nghỉ chân.
Đây là khu vực quân chính phủ vẫn giao
tranh ác liệt cùng lực lượng phe đối lập ôn
hòa FSA và Al-Nusra. Chúng tôi đã tiếp tục
thoát chết khi phiến quân đang ở ngay trên
hầm địa đạo. Còn lần thoát chết thứ hai, li
kì không kém, tôi sẽ tiết lộ cho khán giả
trong phần 2 -
Hậu trường Kí sự Syria: Góc
nhìn từ phía trong cuộc chiến
(dự kiến phát
sóng ngày 13/8- PV).
An Khê
25