Previous Page  38 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 38 / 92 Next Page
Page Background

38

VTV

Văn hóa

Giải trí

Trọn một đời với tiếng tơ

NSND Xuân Hoạch là một trong

số ít nghệ sĩ Việt Nam được tổ chức

World Masters - Những bậc thầy thế giới

(WMOC) công nhận là nghệ nhân thế

giới. Gặp ông, ngắm nhìn bộ sưu tập đàn

do chính tay ông làm và nghe ông nói

“trên trời dưới biển” về mọi loại đàn mới

biết tình yêu ông dành cho các nhạc cụ

bất tận đến nhường nào. Chứng kiến nỗ

lực của ông trong việc giữ gìn và phát huy

giá trị âm nhạc truyền thống Việt Nam

mới hiểu tại sao ông lại được trao tặng

danh hiệu vinh dự NSND.

Xuân Hoạch gắn bó với cây đàn dân

tộc và những làn điệu truyền thống từ

khi còn bé. Khi 6 tuổi, ông đã là thành

viên đội văn hóa làng, cùng các anh chị

lớn hơn khi ca hát, lúc đệm đàn biểu diễn

khắp trên xóm cùng thôn ở cái nôi của

chiếu chèo đất Bắc - Thái Bình quê ông.

Niềm say mê âm nhạc đã sớm chiếm

giữ cả trái tim và lí trí của cậu bé này.

Năm 1966, chàng thanh niên 16 tuổi

Xuân Hoạch đã trúng tuyển vào Khoa

Nhạc cụ dân tộc truyền thống, Trường

Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện

Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). Ngay từ

những buổi đầu quan trọng, thời điểm

“nhóm lửa” với âm nhạc thì Xuân Hoạch

được theo học lớp đàn nguyệt do NSND

Xuân Khải chỉ dạy. Một bậc thầy của đàn

nguyệt chỉ dạy cho một người có duyên

nghiệp với đàn dân tộc thì thử hỏi còn gì

hơn thế…

NSND Xuân Hoạch

Tìm người

giữ hộ tiếng tơ

“Trong như tiếng hạc bay

qua/ Đục như tiếng suối mới sa

nửa vời”. Tiếng đục trầm này là

âm thanh phát ra từ dây đàn

kết bằng sợi tơ tự nhiên của

cây đàn đáy, là tiếng đàn gần

như nguyên bản của chaông mà

dường như chỉ còn NSND Xuân

Hoạch là giữ lại được…