Previous Page  9 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 9 / 92 Next Page
Page Background

9

mời phải mặc áo mưa để tham gia chương

trình. Nhiều người đã đội mưa hàng tiếng

đồng hồ chờ đợi được gặp gỡ khán giả cả

nước. Nhân vật khách mời giao lưu, người

đàn ông ở Quảng Bình dũng cảm cứu sống

15 người thoát chết trong đêm lũ được

các phóng viên đón ra cùng vợ và con trai

cũng đã sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của

mình… Chính vì thế, dẫu mưa lớn, các

thiết bị máy quay, màn hình led đều phải

mặc áo mưa, ekip tổ chức sản xuất vẫn

quyết tâm giữ sóng truyền hình thông suốt.

Trong chương trình

Oằn mình chống

, khán giả cả nước đã được nhìn lại

toàn cảnh diễn biến đợt mưa lũ vừa qua,

chương trình cũng không quên đề cập tới

những nỗ lực của người dân trong vùng

lũ để vượt qua khó khăn, ổn định cuộc

sống; đồng thời cũng ghi nhận vai trò của

các nhà từ thiện, doanh nghiệp, các đoàn

thể và chính quyền địa phương trong quá

trình giúp đỡ người dân nơi đây vươn

lên, gượng dậy sau lũ. Đúng với mục tiêu

ban đầu khi thực hiện chương trình,

Oằn

mình chống lũ

đã thực sự trở thành cầu

nối để khán giả cả nước cùng chia sẻ với

những mất mát của người dân miền Trung

nói chung, người dân Hà Tĩnh nói riêng.

Khi phát sóng trực tiếp, chương trình đã

tạo hiệu ứng rất tốt. Có lẽ, hình ảnh MC

Trần Long đầu trần, quần áo ướt sũng dẫn

chương trình hàng tiếng đồng hồ cùng với

đông đảo bà con xã Phương Mỹ và khách

mời dầm mưa đã làm nên một chương

trình đầy ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh với

khán giả cả nước.

Những hình ảnh biết nói

Hàng chục nghìn ngôi nhà tại các tỉnh

Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng

Trị bị nhấn chìm, nỗi đau không thể nguôi

ngoai của những gia đình đã vĩnh viễn mất

đi người thân trong dòng nước lũ; Những

tuyến đường bị nước lũ chia cắt, những

em nhỏ, cụ già ngồi trên nóc nhà chờ cứu

hộ, toàn bộ tài sản bị cuốn trôi… Phóng

viên ngồi trên thuyền dẫn hiện trường tay

chạm vào nóc một ngôi nhà bị ngập sâu 6 - 7

mét; phóng viên đồng hành cùng những

người lính đi cứu giúp đồng bào… Đó là

những hình ảnh biết nói phát sóng liên

tục trên các kênh sóng VTV1 và VTV8

do chính đội ngũ phóng viên

thời sự bất chấp hiểm nguy lao

vào vùng rốn lũ thực hiện, khiến

người xem không khỏi xót xa

trước những mất mát mà đồng

bào  miền Trung phải gánh chịu.

Nhưng hơn ai hết, các phóng viên thời

sự của VTV hiểu rõ những hình ảnh, câu

chuyện mà khán giả được xem trên truyền

hình, được đọc và được nghe trên báo

đài chưa thể truyền tải được hết sự tang

thương của khúc ruột miền Trung. Thậm

chí, rất nhiều điều tồi tệ sau mưa lũ đang

đe dọa vùng đất này, đó là việc thiếu cơm

ăn, áo mặc, không nhà, là sự tiềm ẩn của

dịch bệnh, bệnh viện, đường sá hư hỏng...

Lũ chồng… lũ

Khi chưa kịp quên những tháng ngày

chìm trong nước lũ để cập nhật những

hình ảnh mới nhất, chân thật nhất tới khán

giả, các phóng viên lại tiếp tục tác chiến

với cơn lũ thứ 3. Những ngày đầu tháng

11 này, vùng rốn lũ của Quảng Bình, Hà

Tĩnh, Quảng Trị lại bị nhấn chìm trong

biển nước. Hàng ngàn ngôi nhà bị ngập

và cô lập. Sau chưa đầy nửa tháng, một

lần nữa phóng viên Liên Liên lại lặn lội

đến vùng sâu xa nhất của Hà Tĩnh là xã

Phương Mỹ, huyện Hương Khê. Những

góc camera lia toàn cảnh những ngôi nhà

của bà con còn nhô mỗi mái ngói lên khỏi

mặt nước hay cảnh đứng dẫn hình ảnh mờ

mịt vì máy quay dính nước mưa trên sóng

VTV1, VTV8 của Liên Liên giúp khán

giả hình dung chân thực nhất về trận lũ,

vừa dấy lên niềm cảm phục về sự hết mình

vì công việc của nữ phóng viên này. Còn

nhóm phóng viên Phùng Hiệp thì tìm mọi

cách để tiếp cận xã Phù Hoá, huyện Quảng

Trạch, địa phương đầu tiên của tỉnh

Quảng Bình bị cơn lũ thứ 3 cô lập hoàn

toàn. Nhóm phóng viên tiếp cận hiện

trường từ rất sớm, phương tiện duy nhất

của họ là chiếc đò cũ rất nhỏ, bề rộng chỉ

đủ cho một người ngồi trong khi nước

chảy rất xiết. “Sau hơn 30 phút di chuyển,

chúng tôi đã tiếp cận các làng đã ngập sâu.

Hình ảnh khiến chúng tôi ám ảnh là một

bà cụ đứng sau cánh cửa trò chuyện với

chúng tôi. Một kỉ niệm mà chúng tôi muốn

quên đi đó là khi đi nhờ xe của các đồng

nghiệp, tới đoạn đường đầy bùn, dù đã đi

rất chậm nhưng lớp bùn quá trơn khiến

ô tô bị trượt bánh lao xuống cánh đồng.

Rất may xe không bị lật nên mọi người…

thoát nạn”, Phùng Hiệp chia sẻ.

Làm thế nào để mang thông tin đầy đủ

về tình hình thiên tai đến cho mọi người

dân trong và ngoài nước, kêu gọi mọi

người là điều mà các phóng viên luôn đau

đáu tinh thần đồng lòng, đồng sức vì cộng

đồng luôn là ý chí xuyên suốt trong những

ngày lũ lụt của đội ngũ làm thời sự Truyền

hình Việt Nam.

Cẩm Hà

PV Liên Liên ở vùng rốn lũ

Phóng viên tiếp cận được bản Rào Con

và cùng ăn ở với bà con

Phóng viên Phùng Hiệp

đưa tin từ vùng bị cô lập,

huyện Bố Trạch,

Quảng Bình