Previous Page  14 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 14 / 92 Next Page
Page Background

14

Đường dài nhưng...

(Tiếp theo trang 13)

gian khó hơn với điều kiện ngặt nghèo hơn

ở trong rừng. Hơn nữa, với quãng đường

28km này, các em học sinh vẫn đi được thì

chúng tôi cũng phải đi được. Tôi tự nhủ,

không có vấn đề gì phải phàn nàn.

Ngô Liên

: Khi nghe các thầy cô giáo ở

trường Háng Đồng nói rằng, các em phải

đi bộ quãng đường gần 30km với một con

đường xuyên núi treo leo, nhiều dốc để

đến trường, tôi cũng hơi giật mình. Chắc

chắn trên 30km đường đó, chúng tôi sẽ có

chuyện để kể…

Nỗ lực để có một bộ phim đủ

sức mạnh lay động số đông

Giữ vai trò Nhà sản xuất và Đạo

diễn, hai bạn đã lựa chọn cách thức nào

để mang câu chuyện

Đường tới trường

của các em bé ở vùng cao Háng Đồng đến

với khán giả? Để đáp ứng các tiêu chí

hay, chân thực và đủ sức mạnh để lay

động số đông

”, điều gì là khó nhất?

Ngô Liên

: Để khảo sát cung đường

và để làm quen với nhân vật, chúng tôi

đã theo chân các em học sinh từ trường

về nhà. Đoạn đầu, tôi và biên tập Hồng

Nhung còn nói chuyện với các em rôm

rả, cứ thong dong dắt nhau đi trong rừng.

Nhưng đi được khoảng 6 -7 cây số lên

xuống dốc là chúng tôi bị đuối dần, còn

các em học sinh vẫn băng băng. Các em

vừa đi vừa đợi chúng tôi, cứ nói chuyện,

cười đùa râm ran không hề mệt mỏi. Quan

sát tác phong của các em trong những

ngày ở trường nội trú, tự giác học tập và

sinh hoạt, chúng tôi hiểu các thầy cô ở

trường Háng Đồng đã rất dày công để dạy

dỗ học trò của mình trở thành những học

sinh ngoan ngoãn và kỉ luật.

Nhật Duy

: Khó khăn lớn nhất đối với

tôi, đó là nhân vật. Đây là lần đầu tiên

tôi được tiếp xúc với nhân vật mà không

được khảo sát trước, không có thời gian

làm quen và phải quay ngay lập tức, lại

thêm một cản trở về ngôn ngữ khi gia đình

các em phần lớn chỉ sử dụng tiếng dân tộc

Mông. Với tôi, đó mới là điều khó khăn

nhất. Tuy nhiên, ngay từ khi tiếp xúc với

nhân vật và bối cảnh mà các em đang sống,

tôi nhận thấy, không gì hơn câu chuyện

do các em tự kể. Chính tự bản thân con

đường và tâm lí các em đã đủ sức nặng cho

câu chuyện. Điều tôi cần làm là tạo ra một

không gian của nhân vật và khiến nhân vật

quên đi sự xuất hiện của mình. Tôi muốn

một bộ phim với lời kể giản dị, như một lời

dẫn chuyện chứ không sử dụng bất kì đoạn

phỏng vấn nào. Có thể nói, cho đến thời

điểm này, cách làm đó đã thực sự mang lại

hiệu quả cho bộ phim.

Được biết, series

Đường tới trường

gồm 6 tập nhưng mới chỉ có 1 tập ra mắt

khán giả. Hai bạn có thể chia sẻ đôi chút

về các tập tiếp theo?

Nhật Duy

: Hiện tại, chúng tôi đã hoàn

thiện phần tiền kì cho 5 tập phim

Đường

tới trường

còn lại. Có lẽ, tiết lộ trước sẽ bớt

đi phần thú vị. Nhưng tôi muốn nói rằng,

ở những phần sắp tới, tôi hi vọng khán giả

sẽ được thấy một con đường khác để đến

trường. Con đường ngắn hơn, đôi khi chỉ vài

bước chân nhưng lại có phần khốc liệt hơn.

Ngô Liên

: Với vai trò là một nhà sản

xuất, tôi nghĩ rằng ở Việt Nam có rất nhiều

câu chuyện hay, có rất nhiều điều tốt đẹp

đang diễn ra ở mọi miền Tổ quốc. Nhưng

chúng ta có nhận ra không, có thể kể lại

được chân thực và sống động qua các thước

phim để những bộ phim đó chạm được đến

trái tim khán giả như mình được tận mắt

chứng kiến không. Đấy là thách thức lớn

nhất đối với các ekip sản xuất của VTV7

trên các chặng đường tiếp theo cần phải

chinh phục.

Giải thưởng của ABU đã động viên

và khích lệ hai bạn cùng các đồng nghiệp

như thế nào?

Ngô Liên

: Giải thưởng này là một bất

ngờ lớn đối với tôi và các đồng nghiệp…,

tôi cho là mình đã gặp may. Khi bắt đầu

thực hiện bộ phim, tôi chưa bao giờ nghĩ

đến giải thưởng mà chỉ nghĩ làm sao có

được những hình ảnh và câu chuyện cảm

xúc nhất để chuyển tới khán giả, chuyển tải

được thông điệp cốt lõi “Vì một xã hội học

tập” của kênh VTV7.

Nhật Duy

: Giải thưởngABU mang lại

một niềm vui và một hi vọng lớn với chúng

tôi. Nó cho thấy con đường chúng tôi chọn

để khai thác đề tài “tới trường” của VTV7 là

đúng đắn. Qua giải thưởng này, nhiều người

sẽ biết đến và tin tưởng vào dự án này hơn và

ý tưởng về Quỹ học bổng Đường tới trường

của VTV7 cũng sẽ gần hơn.

Yến Trần

(

Thực hiện

)

ĐD Nhật Duy và quay phim Hoàng Trọng đang thực hiện một cảnh quay

Đường tới trường

nhận giải đặc biệt tại ABU Prizes 2016

VTV

Điểm

nhấn