7
Hầu hết các làng bản nơi thượng nguồn
thuộc khu vực xã Phúc Trạch, huyện Bố
Trạch bị ngập sâu trong nước. Không thể
đi qua sau gần 2 tiếng thử hết mọi con
đường. Tin bài đã quay nhưng toàn bộ
khu vực mất điện, không có mạng, sóng
3G không có để truyền tin bài về, cả đoàn
rất lo lắng. Ekip quyết tâm bằng mọi cách
phải ra khỏi vùng bị chia cắt, bởi theo
kinh nghiệm thì những ngày sau lũ sẽ còn
lên cao hơn, ở lại rất nguy hiểm. Trước
tình thế đó, người dân đã chỉ cho đoàn
công tác một con đường, dài khoảng
400 - 500 mét, là con đường duy nhất có
thể lội qua lúc này. Phùng Hiệp đã quyết
định để xe ô tô và máy quay ở lại, cất xe
lên vị trí cao của một nhà dân, cho máy
tính cuốn 2 lớp áo mưa vào cái xô để máy
tính không bị ngập nước, bảo vệ toàn bộ
dữ liệu về mưa lũ đã ghi hình cả ngày. Sau
đó, 3 anh em trong ekip bám sát nhau lội
qua con đường đã bị ngập sâu tới ngang
ngực. Trước khi lội qua, rất may họ đã
kiếm được một cây gậy dò đường tránh
các hố sụt và bám vào nhau di chuyển.
Điều đáng nói, khu vực họ lội qua chính
là nghĩa địa, những vòng hoa còn mới trôi
dạt quanh người, thật ám ảnh. Và rồi, sự
chung lưng đấu cật đã giúp họ vượt qua
con đường ngập sâu đó để ra được bên
ngoài vùng chia cắt, nhờ xe địa phương
trở về trung tâm và cập nhật ngay trên
sóng truyền hình về tình hình mưa lũ tới
người dân cả nước. Sau khi nhìn lại những
ngày đi bám lũ, Phùng Hiệp chia sẻ, anh
chưa từng trải qua chuyến tác nghiệp nào
nguy hiểm như trận lũ lịch sử này.
Rất may là không có sự cố nào xảy ra và
rất nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút
ra cho bản thân.
Trắng đêm ở vùng rốn lũ
Hương Khê
Trong một tuần, phóng viên Liên Liên đã
sát cánh cùng bà con vùng lũ của nhiều
huyện ở Hà Tĩnh, nhưng tập trung chủ
yếu ở rốn lũ huyện Hương Khê. Có thể kể
đến các phóng sự của chị như:
Mưa lũ ở
Hà Tĩnh, Trắng đêm với người dân vùng
lũ, Thủy điện xả lũ, Hà Tĩnh vẫn ngập
sâu, Bộ NNPTNT kiểm tra tình hình mưa
lũ miền Trung, Bộ Công thương kiểm tra
quy trình xả lũ thủy điện Hố Hô; Hà Tĩnh
khắc phục sau mưa lũ....
Ở thời điểm đỉnh lũ, vào khoảng 20h,
Liên Liên có đề xuất với huyện Hương
Khê hỗ trợ thuyền để vào ghi nhận cuộc
sống của bà con vùng lũ ban đêm. Khi
nghe đề xuất của chị, mọi người khá bất
ngờ bởi rất nguy hiểm. Việc đi lại vô cùng
khó khăn do mưa to, biển nước mênh
mông, rất khó định hướng đường vào, các
vật cản như dây điện, tường, hàng rào nếu
đi sai hướng thì hỏng thuyền, có gọi được
người hỗ trợ cũng rất khó. Nhưng cuối
cùng, huyện vẫn quyết định nhờ thêm sự
hỗ trợ của bộ đội để đưa
ekip phóng viên vào với
bà con vùng lũ. Khoảng
23h đoàn mới xuất phát,
vào đến nơi là sắp bước
sang ngày mới. “Trời
mưa càng lúc càng to,
chúng tôi mặc áo mưa
nhưng người vẫn ướt
hết, đèn pin là thứ duy
nhất giúp chúng tôi có đủ
ánh sáng để đi và ghi hình. đến được
một nhà dân, hình ảnh khiến tôi ám ảnh
nhất đó là người đàn ông lầm lũi một mình
dọn đồ, vợ và 3 đứa con nhỏ đang trú
trên nóc nhà, khi chúng tôi vào anh vẫn
cứ dọn, không nói, không biểu cảm, nước
đến ngực, làm một cách vô thức khiến tôi
có cảm giác, anh rất buồn mà không thể
nói ra, anh bất lực trước cơn lũ khi không
thể giữ lại được tài sản gì đáng giá. Sau
đó, chúng tôi đến thêm mấy gia đình nữa,
lúc quay về là khoảng 2h sáng, nước mưa
ngấm lâu nên ai cũng rất lạnh và mệt,
nước lũ lại dâng cao, nước vỗ vào thuyền,
tôi có cảm giác như đang ở biển khơi. Lúc
đó, thực sự tôi rất lo vì sợ anh dẫn đường
không thể định hình được hướng về trong
khi thuyền đi một lúc lại được xác định
đang ở giữa lòng sông. Cuối cùng thì
chúng tôi cũng vào đến bờ an toàn, lúc đó
đã gần 3h sáng”.
Liên Liên tâm sự: “Tôi đi từ 5h sáng
ngày hôm trước đến 22h đêm ngày hôm
sau mới ngủ. Phải thức trắng đêm vì khi
quay đêm xong còn làm hậu kì cho các
(Xem tiếp trang 8)
Cẩm Hà
Bà con vùng rốn lũ và ekip thực hiện CT
Oằn mình chống lũ
dưới trời mưa
Ekip chương trình
Oằn mình chống lũ
đang xử lí phóng sự linh kiện
Phóng viên Minh Tây
đưa tin về tình hình ngập
lụt tại thành phố Huế