58
-
Truyền hình
P
hía sau màn hình
Ng
Thời gian gần đây, trên sóng truyền
hình tràn ngập các chương trình hài.
Nhiều người cho rằng, bây giờ là thời hài
lên ngôi. Là người trong cuộc, chị cảm
nhận thế nào về điều này?
Có cung thì mới có cầu, nhiều
chương trình hài xuất hiện chứng tỏ
khán giả đã bắt đầu thích xem hài. Tôi
rất vui vì điều này.
Tuy nhiên, sự phát triển về lượng lại
không đi đôi với chất, nhiều khán giả than
rằng, các chương trình hài ngày càng tục
và phản cảm, chị nghĩ sao về điều này?
Tôi không thể bình luận về những
chương trình mà mình không tham gia.
Cá nhân tôi khi xuất hiện trong bất cứ
một chương trình nào đều có sự lựa
chọn và cân nhắc kĩ càng. Một con én
không thể làm nên mùa Xuân, dù tài
năng đến đâu bạn cũng không thể tỏa
sáng nếu chỉ có một mình. Vì vậy, tôi
luôn lựa chọn những chương trình có
format tốt, ê kip thực hiện tài năng, họ sẽ
biết cách đẩy cảm xúc của mình lên và
chọn cho mình điểm dừng thích hợp. Tôi
nghĩ đó là cách để tránh được những
chương trình hài nhảm như bạn vừa nói.
Hiện nay, các đài truyền hình từ lớn
đến nhỏ đều sản xuất các chương trình
hài nhưng hầu hết đều mua format từ nước
ngoài, vậy nghệ sĩ phải làm thế nào để
vừa gây được yếu tố hài vừa không bị
phản cảm?
Việc chuyển thể format thế nào cho
phù hợp với người Việt là việc của người
biên tập, chính vì vậy mà tôi luôn nhấn
mạnh việc lựa chọn một ê kip tốt. Còn
đối với diễn viên, phải diễn một cách
“thật” nhất thì khán giả sẽ thích.
Thời gian gần đây, nghệ sĩ hài
thường lấn sân sang nhiều lĩnh vực khác
như làm MC, giám khảo, đóng phim… Sự
thay đổi này giúp chị thỏa mãn để vùng
vẫy với nghề hay đang vắt kiệt sức lực và
niềm đam mê của chị?
Nói là lấn sân thì cũng không hẳn
đúng vì trong trường Sân khấu điện ảnh
không có bộ môn nào dạy để trở thành
diễn viên hài cả. Vì khán giả yêu thương
nên mới cho cái đại từ nghệ sĩ hài, danh
hài, diễn viên hài mà thôi. Khi học trong
trường, chúng tôi được trang bị tất cả
các kĩ năng: diễn xuất, hình thể, múa,
ca hát, âm nhạc, trang điểm, tiếng nói
sân khấu… Khi có cơ hội, chúng tôi đem
ra mọi thứ để làm nghề, chứ không
phải chỉ là diễn viên hài như các bạn đã
mặc định.
Đang đứng trên đỉnh cao của sự
nghiệp, chị có thấy mình phải chịu nhiều
áp lực không?
Mọi người thường nói, nếu Hoài Linh
là “Vua” thì Việt Hương giống như
“Hoàng hậu” của làng hài. Nhưng tôi
chỉ xin được làm cung nữ. Cung nữ có
thể đi bất cứ nơi đâu, làm những gì mình
thích. Khi khán giả yêu thương mình, đặt
mình lên một vị trí nào đó đồng nghĩa với
những áp lực và cả những trách nhiệm
đè nặng lên đôi vai. Bởi vậy, hãy cho tôi
làm một cung nữ và hãy yêu thương tôi
một cách bình dị và gần gũi nhất.
Một thực trạng hiện nay là các
chương trình hài mọc lên như nấm sau
Việt Hương
Muốn thành công
phải biết khán giả cần gì
Nghệ sĩ Việt Hương chia sẻ, khán giả Việt thường hay cảm tính, khi nhìn thấy
nghệ sĩ mà mình yêu thích, nhiều khi chưa làm gì họ cũng đã thấy vui và cười
rồi. Nhưng đó lại là rào cản để các gương mặt mới tìm được vị trí cho mình.
Nếu muốn bật lên, đầu tiên các bạn phải hiểu rõ khán giả đang cần gì và sau
đó là cố gắng tạo ra dấu ấn riêng thật ấn tượng. Theo Việt Hương, đó cũng
là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm diễn viên trong giai đoạn bùng
nổ các chương trình hài như hiện nay.
Việt Hương trong chương trình
Ơn giời, cậu đây rồi.
Việt Hương trong chương trình Thử thách danh hài