Background Image
Previous Page  37 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 37 / 92 Next Page
Page Background

Truyền hình

-

37

Một kỉ niệm khá thú vị với các thành

viên trong đoàn đó là đối mặt với sư tử.

Khi vào cửa rừng, người dẫn đường

nhấn mạnh với chúng tôi nhiều lần: “

If

you walk, you die”

nghĩa là: “Nếu bạn đi

bộ, bạn sẽ chết”. Khu bảo tồn Maasai

Mara rộng gần 10.000 km

2

, chiếc xe

jeep chạy gần 4 tiếng đồng hồ trên thảo

nguyên rộng lớn để chúng tôi quay voi,

sư tử, hươu cao cổ, nai, trâu rừng… Đến

hơn 10h sáng, các thành viên trong

đoàn đều cảm thấy khó chịu, muốn

giải quyết nhu cầu cá nhân và bắt

buộc phải đề nghị điều này với anh

Karyuiki, người dẫn đường cũng là

lái xe đưa đoàn đi. Anh Karyuiki

quan sát khắp nơi rồi đỗ xe để

chúng tôi xuống. Xong xuôi, một số

người nhanh chóng lên xe, một số

vì choáng ngợp trước sự bao là

của thảo nguyên đã đứng lại chụp

ảnh. Được khoảng 10 phút, bỗng

Karyuiki kêu thất thanh: “Sư tử, nhanh

nhanh, có sư tử”. Chúng tôi vội vã chạy

lên xe. Cách chúng tôi khoảng 200m

có một con sư tử đang tiến tới. Thật

nguy hiểm! Karyuiki giải thích rằng,

chính mùi nước tiểu đã kéo con sư tử tới

đây. Và mọi người còn chưa nhìn thấy

sư tử thì anh cũng đã ngửi thấy mùi của

nó. Thật hú vía!

Kỉ niệm đáng nhớ nhất là…?

Điều chúng tôi cảm nhận được một

cách sâu sắc đó chính là thái độ tôn

trọng - bảo vệ thiên nhiên, động vật

hoang dã được Chính phủ và người dân

Kenya làm hết sức nghiêm ngặt. Chúng

tôi đã vào rất nhiều cửa hàng lưu niệm

trong suốt chuyến đi nhưng không có

bất cứ một món đồ nào là sản phẩm từ

động vật hoang dã như: da, sừng hay

thịt. Những món đồ lưu niệm vẫn mang

đặc trưng của châu Phi nhưng đều được

làm bằng gỗ, vải, đá do chính người

dân tự đẽo gọt. Các bữa ăn chỉ có thịt

cừu, thịt gà, thịt bò, đặc biệt, thịt bò ở

Kenya rất ngon. Có hôm, chiếc xe đang

chạy với tốc độ khá cao bỗng bị đánh lái

ngoặt sang một bên, Karyuiki từ ghế lái

mở cửa vội nhảy xuống, nâng một con

rùa nhỏ ngay trước mũi xe lên và thốt lên

sung sướng: “Thật là may mắn” rồi khẽ

khàng đặt con rùa xuống vệ cỏ ven

đường. Nhìn ánh mắt rạng rỡ của

Karyuki cùng đôi bàn tay run run nâng

niu con rùa nhỏ, cả đoàn lặng đi. Bài

học về tình yêu thiên nhiên, môi trường

được bắt đầu bằng những điều rất nhỏ.

Đất nước Kenya thân thuộc với khán

giả khắp nơi trên thế giới với các cảnh

quay về thế giới động vật hoang dã ở

châu Phi trên các kênh truyền hình nổi

tiếng Discovery hay National Geographic.

Tôi đang rất tò mò những cảnh quay tâm

đắc về Kenya của ê kíp?

Quay phim Trần Đức Hiếu đã được

tạo điều kiện mang theo máy quay chất

lượng 4K, 1 máy quay gopro. Đoàn đi

có một đạo diễn (tôi), một quay phim và

MC Lê Anh. Thời gian ngắn nên việc tác

nghiệp phải hết sức nhanh chóng, hiệu

quả. Chúng tôi làm việc liên tục trên xe,

vừa để Lê Anh dẫn, phỏng vấn. Đến các

khu bảo tồn cũng cố gắng tận dụng thời

gian để có được những hình ảnh đẹp về

thiên nhiên hoang dã của Kenya. Tuy

nhiên, vì thời gian ít, các thiết bị cũng

không đảm bảo để quay được nhiều

góc đi theo diễn biến của tự nhiên, trong

những tập phim này, bên cạnh hình ảnh

về động vật hoang dã, xen kẽ là những

câu chuyện về cách bảo tồn thiên nhiên,

về văn hoá, về thái độ ứng xử của

người dân, về cách làm du lịch ở đây.

Làm chương trình về thiên nhiên,

bên cạnh những trang thiết bị mang

theo đảm bảo cho việc ghi hình tốt

nhất còn rất cần một sự may mắn và

trong chuyến đi này chúng tôi đã khá

may mắn. Chúng tôi đã được gặp cả big

five (5 loài lớn) của Châu Phi: voi, sư tử,

báo, trâu rừng, tê giác. Khi vào khu bảo

tồn Aberdare, có một con báo Leopard

đi ngay bên cạnh xe chúng tôi. Người

dẫn đường nói rằng, chúng tôi may mắn

vì báo là loài thông minh nhất, nó

thường nấp kĩ và chỉ xuất hiện khi vồ mồi

nên rất ít khi gặp. Có một cảnh quay khi

MC Lê Anh dẫn quay ra chào những

chú voi thì đàn voi bỗng quay hướng về

phía Lê Anh, rất thú vị.

Xin cám ơn đạo diễn!

Hoàng Nguyên

(Thực hiện)

Ảnh:

Nguyễn Đức Khánh

Tác nghiệp tại Kenya