Background Image
Previous Page  34 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 34 / 92 Next Page
Page Background

34

-

Truyền hình

PV:

Sau gần 20 năm gắn bó với

công việc tìm kiếm di vật đồng đội, hiện

chị còn giữ lại những gì cho mình trong

“bảo tàng di vật” đã sưu tầm?

- Thượng tá Nguyễn Thị Tiến:

Tôi

chẳng giữ cho riêng mình điều gì ngoài

nỗi niềm đau đáu vì chưa giải mã hết

những di vật nằm cùng hài cốt các chị,

các anh. Đó là gần 2.000 kỉ vật mang

về, có cái chưa đầy đủ thông tin để xác

minh kết luận tên cho hài cốt trong phần

mộ và hàng ngàn bức thư của gia đình

gửi cho tôi nhờ tìm liệt sĩ. Tôi còn nợ họ

nhiều lắm.

Sau khi thực hiện đề tài khoa học cấp

Tổng cục Chính trị QĐNDVN, đề tài đã

được Bộ Quốc phòng nghiệm thu thành

công và in sách xuất bản, tôi đã đề nghị

Bộ Quốc phòng cho phép xây dựng một

khu tưởng niệm riêng, vừa bảo tồn di vật

vừa trưng bày giới thiệu cho khách tham

quan. Tôi hài lòng vì những kỉ vật được

trưng bày trong một khu bảo tồn riêng

biệt linh thiêng, trang trọng và rất tôn

nghiêm trong khuôn viên bảo tàng

Quân khu 4. Hàng ngày chứng kiến

khách từ khắp nơi đến dâng hương,

tham quan các kỉ vật, tôi thấy phần nào

nhẹ lòng.

Được biết, sau khi nghỉ hưu chị đã

gửi tặng Bảo tàng Quân khu 4 hầu hết

những kỉ vật trong nhiều năm, có lúc

nào chị ghé thăm những “người bạn”

đó không?

- Sau khi nghỉ hưu tôi vẫn tự nguyện

làm việc tìm kiếm, khớp nối và xác minh

thông tin về các kỉ vật mà chính tay tôi

đã “xin phép” các liệt sĩ đưa từ phần mộ

các anh về. Có kỉ vật tôi mang về nhà để

tự đi xác minh vì đang làm dở thì nghỉ

hưu. Tôi thấy áy náy và muốn giúp thân

nhân đi xác minh và xét nghiệm AND

khi đã có thông tin để khớp nối. Số điện

thoại của tôi vẫn được anh em trong đơn

vị chuyển cho thân nhân gia đình liệt sĩ.

Khi họ đến bảo tàng hoặc nhà riêng tìm

tôi, tôi luôn nhiệt tình như khi còn đang

công tác. Tôi nghĩ, làm đề tài khoa học

mà có kết quả nghiên cứu tốt thì niềm vui

nhân lên rất nhiều, tác động đến tinh

thần nhiều lắm. Đối với tôi, dù đề tài kết

thúc nhưng việc giải quyết hậu đề tài mới

là việc đầy áp lực đè lên vai mình.

Tôi vẫn đến khu tưởng niệm thắp

hương cho các liệt sĩ và kiểm tra lại

những gì mình phải tiếp tục xác minh cho

những di vật đang để trong khu tưởng

niệm. Tôi mến yêu nơi này như một gắn

kết không dứt.

Chị đã cùng gia đình chuyển vào

Nam sinh sống, chia tay nơi đã gắn bó

công việc thiêng liêng đó chắc hẳn để lại

nhiều cảm xúc với chị?

- Năm nay gia đình tôi chuyển vào

TP. Hồ Chí Minh, xa nơi tôi đã gắn bó cả

Thượng tá Nguyễn Thị Tiến

Đường về quê nhà của

những kỉ vật chiến tranh

Trong vô vàn hoạt động tìm kiếm, tri ân những chiến sĩ đã hi sinh vì Tổ

quốc, công việc sưu tầm, khớp nối, trao trả di vật cho thân nhân, gia đình

liệt sĩ có phần thầm lặng và khiêm tốn. Tuy vậy, giá trị nhân văn cũng như

sức lan tỏa là điều phải ghi nhận và cần sự tiếp nối. Thượng tá Nguyễn Thị

Tiến - người phụ nữ đã dành gần 20 năm cho công việc đó, dù đã nghỉ

hưu vẫn luôn canh cánh nỗi lòng…

Thượng tá Nguyễn Thị Tiến (giữa) cùng thân nhân gia đình liệt sĩ

Kỉ vật chiến tranh do CCB Mỹ gửi

Đ

ối thoại