Background Image
Previous Page  35 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 35 / 92 Next Page
Page Background

Truyền hình

-

35

cuộc đời quân ngũ, 30 năm say mê

công tác bảo tàng và nghiên cứu khoa

học tìm tên cho liệt sĩ qua di vật nằm

cùng phần mộ, tôi buồn lắm. Người ta

nói “buồn muốn khóc” còn tôi thì khóc

thật. Trước khi đi, tôi mua một lễ nhỏ

sang thắp hương và nói chuyện với các

di vật, như nói với các chị, các anh rằng:

“Vì hoàn cảnh gia đình nên tôi chuyển

nơi ở, mong các anh thông cảm và tôi

vẫn làm những gì có thể để đưa các anh

về với quê mẹ”. Tôi ước giá như các cơ

quan chức năng nghĩ đến việc tiếp nối

công việc này, để di vật không chỉ là

những hiện vật bảo tàng.

Vẫn miệt mài với công việc khớp

nối kỉ vật của các cựu binh Mỹ, Australia

để trao trả cho liệt sĩ Việt Nam, chị có thể

chia sẻ thêm về công việc này?

- Tôi đã viết tác phẩm

Chuyện kể của

người đi tìm liệt sĩ

, xuất bản năm 2005,

tôi muốn viết thêm tập 2, những câu

chuyện trở về của kỉ vật liệt sĩ Việt Nam

từ các cựu chiến binh (VVA) ở nửa bên

kia bán cầu (Mỹ) có được. Tôi đã gặp

cựu binh, nhà văn Mỹ - Wayne Karlin,

tác giả của cuốn

Những linh hồn phiêu

dạt

viết về những kỉ vật liệt sĩ trở về Việt

Nam qua các cựu binh Mỹ. Qua sự giới

thiệu của nhà văn này, tôi đã sưu tầm

được nhiều kỉ vật liệt sĩ Việt Nam. Các

cựu binh Australia cũng nhờ tôi xác minh

thông tin và trả lại một số di vật cho các

gia đình liệt sĩ Việt Nam mà họ có được

trong những năm tham chiến ở chiến

trường miền Nam Việt Nam.

Chuyến đi gần đây nhất của chị là

ở đâu? Và những kỉ vật nào đã được trao

trả cho các gia đình liệt sĩ?

Tiến sĩ Bob Hall - VVA người Australia,

người thực hiện đề tài

Những

linh hồn

phiêu dạt

chuyển hàng trăm kỉ vật qua

email cho tôi. Có một tấm bằng khen ghi

tên liệt sĩ Hà Văn Loi, bị rách làm hai,

khó dịch, khó đọc, tôi đã đưa lên

facebook kêu gọi cộng đồng cùng tìm.

Cô giáo Dã Quỳ đã giúp tôi tìm được

quê liệt sĩ ở Thanh Hóa nhưng khi gọi

điện thì họ nói, vợ và con anh đã chết

lâu rồi, không còn thân nhân. Bằng

nhiều cách, chúng tôi vẫn tìm được một

người họ hàng, ban đầu anh ta không

mặn mà khi nghe tin này, gặng hỏi mãi

anh ấy mới kể thật là vợ con liệt sĩ xa

quê lâu rồi, đang ở Tây Ninh. Khi đến

Tây Ninh, biết được câu chuyện đáng

thương của vợ con liệt sĩ, tôi không cầm

nổi nước mắt. Chị Hà Thị Tàm kể, biết tin

chồng hi sinh, chị dắt 2 đứa con vào

Nam tìm mộ chồng theo giấy báo tử. Ba

mẹ con cứ phía Nam đi mãi đến rừng

núi Tây Ninh, họ gặp một đồn biên

phòng, các chú ấy bảo, đây là hết đất

Việt Nam rồi. Nhờ sự giúp đỡ của bộ đội

biên phòng, họ dựng lều khai hoang

kiếm sống và ở luôn miệt này. Khi đoàn

CCB Australia sang Việt Nam, tôi đã mời

gia đình liệt sĩ Hà về bảo tàng Đồng Nai

để gặp mặt và trao kỉ vật, chứng kiến hai

con gái liệt sĩ nhận bằng khen của bố

mình sau bao nhiêu năm mất tin tức, cả

hội trường lặng đi.

Đằng sau mỗi kỉ vật rất giản dị là

cả một câu chuyện cảm động, những câu

chuyện nào đã để lại nhiều kỉ niệm đặc

biệt với chị?

- Một kỉ vật là chiếc mũ cối có chữ Bùi

Đức Hưng vẽ hình một con chim bồ câu,

trên mũ có 5 vết đạn. Cựu chiến binh

John Wats chuyển về nhờ tìm địa chỉ của

liệt sĩ để họ trả lại cho gia đình. Vất vả

lắm chị Tạ Vĩnh Hiền làm việc tại Tập

đoàn dầu khí mới giúp tôi tìm được danh

sách 3 liệt sĩ có tên là Bùi Đức Hưng

trong cả nước, trong đó có một liệt sĩ quê

ở Tam Nông, Phú Thọ. Tôi nhờ chị Việt

Nga, cũng là một người rất quan tâm

đến công việc kiếm tìm của tôi, vì quê ở

Tam Nông nên chị dễ dàng tìm hiểu và

tiếp cận gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng.

Giấy báo tử của gia đình liệt sĩ Hưng ghi

anh hi sinh ngày 25/8/1968 trong trận

Đức Lập. Khớp nối với thông tin của ông

John Wats, người lấy chiếc mũ cối đúng

trong trận đánh đó (tỉnh Quảng Đức cũ)

nay là tỉnh Đắk Nông. Khi chắc chắn về

mặt thông tin, phía VVA Mỹ liên hệ với

Chính phủ Việt Nam để chuẩn bị chuyển

giao kỉ vật về gia đình. Tại buổi lễ trang

nghiêm và cảm động trao kỉ vật diễn ra

tại xã Hương Nộn, Tam Nông, Phú Thọ,

các cháu thanh niên địa phương hát bài

ca

Tự nguyện

. Lời ca hòa trong hình ảnh

chim bồ câu mà liệt sĩ Hưng đã vẽ lên

mũ đã mang đến xúc động cho nhiều

người tham dự.

Tính nhân văn của công việc tìm

đường về quê nhà cho những kỉ vật chiến

tranh là điều không thể phủ nhận, theo

chị, công việc này đã được sự hợp tác của

đông đảo cộng đồng chưa?

- Công việc này cần sự cẩn trọng tỉ

mỉ và khoa học, làm được và được làm

cũng khó khăn lắm. Nói ra thì khả thi

nhưng làm cụ thể thì ít người làm. Cựu

chiến binh Mỹ, Tiến sĩ BoB Hall có

chuyển cho tôi danh sách 500 liệt sĩ

thuộc D445 và một số đơn vị khác mà

họ mai táng trong chiến tranh, có đầy

đủ tên, đơn vị, tọa độ mai táng. Họ nói

cũng đã chuyển đến các cơ quan chức

năng của tỉnh Bà Rịa, hội cựu chiến

binh D44 nhưng đến nay vẫn chưa

triển khai tìm kiếm được. Tôi luôn nghĩ

rằng, công việc kiếm tìm liệt sĩ chưa thể

dừng lại khi đâu đó vẫn còn hài cốt của

các chị, các anh.

Trân trọng cảm ơn chị

Thục Miên

(Thực hiện)

Ảnh nhân vật cung cấp

Nhà tưởng niệm và trưng bày di vật của

liệt sĩ tại Bảo tàng quân khu 4

Tiến sỹ Bob Hall CCB Australia đang trao

kỉ vật liệt sĩ cho đại diện Bộ Quốc phòng

Việt Nam

Giấy khen của liệt sĩ Hà Văn Loi