Truyền hình
-
23
Việt Nam chưa có ngành công nghiệp
điện ảnh. Đó mới là bản chất của
vấn đề.
Nhưng bây giờ khán giả tới rạp
cũng nhiều đấy chứ…
- Nhiều là bao nhiêu? Đông nhất là
bộ phim
Để mai tính 2
với doanh thu 100
tỉ, mấy phim được như thế, còn lại trung
bình là từ 30 - 40 tỉ, phim không thành
công thì chỉ thu được từ 5 - 10 tỉ. Với tổng
doanh thu như vậy thì nhà sản xuất chỉ
thu lại được 40%. Một bộ phim chiếu rạp
của chúng ta vòng đời chỉ 3 tuần, nếu
phát hành ở nước ngoài thì chỉ chiếu
miễn phí. Kì vọng doanh thu ở thị trường
ngoài Việt Nam là không có. Ở Việt
Nam có 74 cụm rạp, trong đó chỉ có 10
cụm rạp là đông khách, như vậy thì làm
sao có đủ doanh thu để đầu tư được? So
với phim của Mỹ thì xa vời lắm vì phim
Mỹ chiếu trên toàn cầu, cả thế giới đều
xem. Chỉ tính phim Hàn Quốc thôi cũng
quá tầm với của chúng ta rồi. Hay Thái
Lan chẳng hạn, tổng số người xem trung
bình của một bộ phim gấp 10 lần một bộ
phim của Việt Nam, mặc dù dân số của
Thái Lan thấp hơn mình rất nhiều. Có
doanh thu thì mới có tiền để đầu tư,
không phải phim nào cũng thắng nhưng
về mặt bằng chung là phải có người đi
xem. Một bộ phim đông khách ở Việt
Nam cũng chỉ khoảng từ 200 - 300
ngàn người xem, mức giá cao nhất chỉ là
80 ngàn thì làm sao có bộ phim điện ảnh
đúng nghĩa? Bởi thế nên phim của mình
mới bị gọi vui là phim truyền hình chiếu
trên màn ảnh rộng thôi.
Tại sao không đặt vấn đề ngược lại?
Hãy cứ làm phim thật hay đi rồi anh sẽ có
khán giả, có tiền để tái sản xuất. Nếu nhà
sản xuất cũng chỉ tính ăn đong theo từng
bộ phim mà không tính đường dài thì
chẳng biết đến bao giờ chúng ta mới có
một nền công nghiệp điện ảnh...
- Phải nhìn nhận thực tế này, dù phim
có hay đi nữa thì khối lượng rạp cũng chỉ
có như vậy thôi, phim nào hot lắm thì
cũng chỉ nửa tiếng một suất. Vì vậy đừng
kì vọng những điều gì thiếu thực tế ngoài
thực tế các cụm rạp của chúng ta rất ít
và số lượng người xem cũng rất ít.
Doanh thu chủ yếu của một bộ phim điện
ảnh Việt có tới 70 - 80% ở TP.HCM, số
còn lại phân bố trên cả nước, Hà Nội chỉ
chiếm 15%.
Trong điều kiện kinh tế khó khăn
như thế, anh kì vọng điều gì khi đầu tư sản
xuất phim?
- Chúng tôi luôn cố gắng tính toán tất
cả các phương án để làm một bộ phim
chất lượng tốt nhất có thể. Leo Media có
đầy đủ máy móc và nhân sự chủ chốt
không cần phải thuê mướn bên ngoài
nên chúng tôi có thể chủ động trong quá
trình làm phim.
Vừa là nhà sản xuất, tác giả kịch bản
lại vừa đạo diễn và cả diễn viên nữa, vậy
bài toán kinh tế có ảnh hưởng tới “máu”
nghệ sĩ trong anh và ngược lại không?
- Khi mình vừa làm đạo diễn vừa làm
nhà sản xuất thì chi phí sẽ tăng lên, vì lúc
đó mình sẽ không còn tỉnh táo như bình
thường nữa. Có đạo diễn nào không
muốn phim được đầu tư hơn về thời gian,
thiết bị và diễn viên? Việc này cũng xảy
ra với một số bộ phim gần đây của tôi,
đặc biệt là
Cầu vồng không sắc
. Nhưng
có lẽ dần dần tôi cũng sẽ biết cân
bằng lại.
ĐD Nguyễn
Quang Tuyến
vinh dự nhận giải
cho bộ phim
truyền hình ăn
khách "Dấu chân
du mục"
Đạo diễn Nguyễn Quang Tuyến trong phim Cõi mộng
Sau bộ phim điện ảnh đầu tay Cầu
vồng không sắc, kinh nghiệm để sản xuất một
bộ phim thu hút khán giả của anh là gì?
- Khi làm phim
Cầu vồng không sắc
,
tôi nhận thấy đa số các phim Việt Nam
theo hai trường phái nhất định, phim hài
hoặc phim hành động, rất ít phim tâm lí
xã hội. Với
Cầu vồng không sắc
, tôi là một
trong những người tiên phong trong việc
chọn thể loại phim tâm lí xã hội, đi sâu
vào cảm xúc của con người. Vì tôi thấy,
bây giờ con người càng ngày càng vô
cảm với mọi thứ xung quanh. Nhân sinh
quan của khán giả rất đa dạng, mình
không thể lường trước được nhưng quan
trọng nhất là mình nhận ra rằng, không
bị sai lầm trong cách lựa chọn thể loại.
Rất nhiều suất chiếu được triển khai và
tình trạng hết vé xảy ra trong vòng 2
tuần. Khán giả phản hồi rất tích cực. Tôi
tự hào vì
Cầu vồng không sắc
tạo được
làn sóng nhận xét phim trên facebook,
có những bài nhận xét rất dài, phân tích
cái hay và cái dở của phim. Tôi rất tự hào
vì bộ phim ít nhiều khiến người xem suy
nghĩ chứ không trôi tuột đi sau khi bước
ra khỏi rạp.
Bộ phim điện ảnh tiếp theo của anh
sẽ tập trung vào đề tài gì?
- Là một bộ phim hài hình sự về đề tài
showbiz. Đằng sau sự hào nhoáng của
showbiz còn tồn tại những thứ rất đẹp và
cả những thứ không đẹp. Có những thứ
khán giả tưởng đẹp nhưng lại không đẹp
và ngược lại.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Thu Trang
(Thực hiện)