&
V
ăn hoá giải trí
22
-
Truyền hình
PV:
Theo anh, đâu là lí do để
Cõi
mộng
và
Làm dâu
thu hút khán giả?
-
ĐD Nguyễn Quang Tuyến:
Làm
dâu
là dạng phim hài hước, còn
Cõi
mộng
là phim tâm lí tình cảm xã hội. Mỗi
phim có một sức hút nhất định. Ý tưởng
của phim
Làm dâu
dựa vào tất cả những
câu chuyện có thật trong cuộc sống. 35
tập phim là 35 câu chuyện mà người
xem có thể bắt gặp hằng ngày, chỉ hơi
cường điệu hóa lên để tăng kịch tính. Thế
nên, khi xem, khán giả sẽ thấy nó gần
gũi với bản thân, như chính cuộc sống
vẫn diễn ra. Hài ở đây là hài tình huống
chứ không phải hài theo nghệ sĩ. Phim có
sự tham gia của dàn diễn viên hài ăn
khách và tài năng để có thể lột tả hết ý vị
của từng tình huống hài trong phim, như:
Thanh Thúy, Hoàng Mập, Minh Béo, Thu
Trang, Lan Phương, Hòa Hiệp, Cát
Tường, Thanh Tú, Diệu Linh…
Vậy còn phim
Cõi mộng
?
-
Cõi mộng
đi sâu vào phân tích
những trăn trở, tâm huyết của những
nghệ sĩ lão thành và cả sự tham gia của
lớp trẻ để làm sao đưa cải lương đến với
quần chúng và được khán giả đón nhận
nhiều hơn.
Cõi mộng
, đúng như tên gọi,
là giấc mơ, hoài bão của chính tôi…
- Lần đầu tiên làm diễn viên, anh có thế
tiết lộ đôi chút về vai diễn này?
-
Trong
Cõi mộng
, tôi vào vai một thanh
niên sinh ra trong một gia đình có truyền
thống cải lương và có một tình yêu rất lớn
với bộ môn nghệ thuật này nhưng do bị
mất giọng nên không thể hát được phải
chuyển sang nghề đạo diễn. Tuy nhiên,
anh ta lúc nào cũng nung nấu ước mơ làm
sao cho cải lương phát triển. Có đóng phim
mới thấy thông cảm hơn với các nghệ sĩ.
Giữa trưa nắng gắt phải mặc áo vest đi
qua đi lại, khi quay xong là bị cảm luôn.
Hay như cảnh té hồ sen, bị gai đâm vào
người, chân tay xước xát, vừa té xong mặc
bộ khác vào rồi quay tiếp, cảnh chạy giữa
đầm sen phải chạy chân trần, gai sen đâm
nát hết chân nhưng vẫn phải vừa chạy,
vừa cười, vừa diễn.
Trong phim
Cõi mộng
có nhiều
cảnh đẹp miền Tây sông nước, để khắc
họa một cách chân thực nhất, các cảnh
quay ấy có phải sử dụng những thiết bị
đặc biệt gì không, thưa ông?
- Chắc chắn đó là những cảnh quay
về miền Tây mà khán giả chưa từng gặp
trong bất cứ bộ phim nào. Để làm được
điều đó, chúng tôi đã phải quay ở 3 tỉnh
khác nhau, nhà chọn một tỉnh, đường
chọn một tỉnh và sông chọn một nơi, nói
chính xác là chọn những nơi đẹp nhất
mà chưa được lên phim để làm bối cảnh,
cách xa nhau 300 cây số. Chúng tôi đã
sử dụng những thiết bị flyingcam loại lớn
để quay cảnh trên cao…
Hình ảnh có vai trò như thế nào
trong sự thành công của một bộ phim?
Mục tiêu lớn nhất của anh khi đầu tư công
nghệ vào việc sản xuất phim là gì?
- Từ trước tới nay, phim Việt Nam
không chú trọng nhiều đến hình ảnh.
Phim Việt vốn đã hiếm kịch bản hay,
quay lại không đẹp nên càng bị mất
điểm trong lòng khán giả. Ngân sách là
vấn đề muôn thuở, cái khó bó cái khôn
nhưng khi chúng tôi làm bộ phim đầu
tiên -
Dấu chân du mục,
đã đầu tư rất
nhiều về mặt hình ảnh và âm thanh nên
được nhiều khán giả yêu thích. Ngoài
ra, để quay các hình ảnh động thì phải
dùng hệ thống Steadicam và Dolly quay
cận và trung cảnh, tốn công nhưng hình
ảnh đẹp hơn.
Chúng ta cũng đã có những thiết bị
làm phim hiện đại nhưng tại sao vẫn chưa
có những bộ phim hay xứng tầm với
thế giới
?
- Tôi nghĩ vấn đề không nằm ở kịch
bản hay cảnh quay, cũng không nằm ở
công nghệ thiết bị mà cốt lõi hơn, đó là
Đôi khi
đánh mất
sự tỉnh táo
cần thiết
Nhà sản xuất
Nguyễn Quang Tuyến
Là nhà sản xuất
được đánh giá là tiên
phong trong việc đưa
công nghệ hiện đại
vào phim trường,
nhưng dường như
chừng ấy vẫn chưa đủ
để Nguyễn Quang
Tuyến hài lòng về bản
thân. Từ
Bước chân du
mục, 365 ngày để yêu,
Cầu vồng không sắc,
Làm dâu,
tới
Cõi
mộng
…, Nguyễn
Quang Tuyến đang là
một cái tên được khán
giả yêu thích phim Việt
chờ đợi. Thế nhưng,
câu chuyện với anh lại
không chỉ xoay quanh
công nghệ, thiết bị và
phim truyền hình…