86
VTV
ruyện
ngắn
chuyện tình...
(Tiếp theo trang 85)
tế vậy mà luôn luôn thiếu ăn, lại cậy cục đơn
từ xin vào diện xóa đói giảm nghèo để được
trợ cấp, vay vốn. Người ta nói mấy sào
ruộng nhà cậu như ruộng vô chủ, cắm cây
lúa xuống rồi là bỏ mặc, bảo sao không
đói? Bản thân cậu thì vật vờ, may có ai gọi
thì làm thuê được vài, ba ngày rồi lại chơi,
tụ tập đánh tá lả tối ngày. Tôi hỏi cậu nhé,
có vợ rồi có con, cậu nuôi vợ con cậu bằng
cái gì?
- Thưa bác, cháu cũng chạy lo việc đủ
các ngả nhưng không chỗ nào nhận, đi xuất
khẩu lao động thì không có tiền, cháu có
muốn thế đâu.
- Tôi thông cảm với cậu nhưng dù sao
thì đấy cũng là việc của cậu, không ai làm
thay cậu được. Thôi, cậu đã ngỏ lời với tôi
rồi, tôi cũng thỏa thuận với cậu thế này: cậu
có hai năm để lo việc làm, trong hai năm ấy,
tôi không gả con Luyến cho ai, hết thời hạn
mà cậu chưa có một cái nghề tử tế thì cậu
đừng nghĩ đến việc nhờ bà mối nữa!
Quảng ngậm ngùi đứng lên:
- Vâng, cháu nhớ lời bác.
Luyến đi cùng Quảng ra cổng, lo lắng
hỏi:
- Liệu có lâu quá không anh?
- Không, sau hai năm em mới 24, anh
30, còn trẻ mà.
***
Thiệu, chủ thầu xây dựng, về quê ăn Tết
kết hợp tuyển thêm lao động. Nhiều thanh
niên trong làng đang không có việc làm
nhưng nghe nói công việc ở đội xây dựng
cực nhọc lắm nên cũng ngại. Quảng tự đến
gặp Thiệu:
- Anh cho em theo anh, khổ mấy em
cũng chịu được.
Thiệu vừa tới tuổi 40, da rám nắng, bảnh
bao trong bộ đồ comple tím than, giày đen
bóng, hào phóng vỗ vai Quảng:
- Được lắm, cậu tỏ ra có ý chí đấy, đi
với anh sẽ không thiếu việc làm nhưng nếu
chịu khó, chịu khổ thì sau một, hai năm có
thể học được một nghề để sống.
Qua Rằm tháng Giêng, Quảng cùng ba
chàng trai đi tầu hỏa về Hà Nội, tìm đến nhà
riêng của Thiệu ở gần Cầu Diễn. Thiệu chỉ
ngôi nhà ba tầng của mình rồi nói với ba
người làm công mới:
- Kể cả các cậu, hiện giờ đội của anh có
mười người, đều cùng làng, với tình cảm
đồng hương, anh nói thật, việc xây dựng vất
vả đấy, lại đòi hỏi mỗi người phải tuân thủ
các yêu cầu kĩ thuật và kỉ luật lao động chặt
chẽ, bởi anh vừa có trách nhiệm với chủ nhà
về chất lượng công trình vừa có trách nhiệm
với bố mẹ các cậu về sức khỏe, sinh hoạt, cả
tính mạng nữa. Đã có vài ba cậu không chịu
được khổ mà bỏ về nên bà con ở làng đồn đại
anh đày đọa người làm. Thực ra, nhiều người
ở quê quen lối làm ăn nhẩn nha, phân tán, khi
phải khép vào tổ chức thì khó chịu. Hồi mới
rời làng, anh cũng như các cậu bây giờ, chủ
thầu của anh là người tỉnh khác, khắt khe với
người làm hơn anh nhiều, anh hứng chịu hết,
để rồi hơn chục năm sau anh mới tách ra lập
đội riêng và xây được nhà như thế này.
Thiệu đưa ba người đến ở trọ trong một
ngôi nhà cấp bốn. Mười người ngủ chung
trên hai dãy phản gỗ kê sát tường, trải chiếu
nhựa, màn treo lòng thòng. Sáng sớm, vợ
Thiệu cùng một phụ nữ đứng tuổi mang đến
cho mỗi người một suất ăn sáng, khi là xôi
lạc, khi là bát mì gạo nấu với thịt băm. Ăn
xong, các nhóm ra đầu đường đón xe buýt
các tuyến khác nhau. Quảng đi theo nhóm
trưởng tên Lạc đến một ngõ nhỏ tiếp tục thi
công ngôi nhà ba tầng đã đổ móng từ trước
Tết. Địa bàn hẹp, gạch, gỗ, cát, sỏi, sắt thép
đều để ngoài ô đất trống cách địa bàn thi
công tới năm chục mét. Công việc của toàn
đội chủ yếu là thủ công, chủ thầu có một
máy trộn bê tông cùng tời kéo bằng động cơ
điện chỉ để dùng khi đổ bê tông sàn. Chưa
bao giờ Quảng làm việc liên tục với cường
độ cao như thế, có lúc hoa cả mắt, rã rời
chân tay tưởng như đổ người xuống giũa bậc
cầu thang cùng với bao xi măng trên vai.
Một lần Thiệu nói với cả đội:
- Tôi trích một phần tiền công của các
cậu để phục vụ các cậu ba bữa, phần còn lại
tôi giữ để cuối năm các cậu có một khoản
tiền kha khá mang về nhà cho bố mẹ, tại đây
tôi chỉ đưa mỗi cậu một ít tiền lẻ để tiêu vặt.
Thành phố có nhiều thứ cám dỗ lắm, để các
cậu tự do phung phí là tôi đắc tội với bố mẹ
các cậu.
Quảng nghĩ cũng phải, cứ nhìn xung
quanh có bao nhiêu cái mới lạ mời gọi, cái
gì cũng muốn thử cho biết, nếu sẵn tiền
trong túi, khó mà bỏ qua.
Bước sang mùa hè, ngôi nhà ba tầng đã
xây xong phần thô, buổi tối, trưởng nhóm
Lạc và Quảng phải ngủ lại công trình để
trông coi vật liệu. Chẳng biết làm gì, hai
cậu chong đèn chơi tá lả với ấm nước nhân
trần bà chủ nhà mang cho hồi chiều. Một
cô gái xuất hiện trước mặt họ, khuôn mặt
trắng hồng, áo hai dây, váy ngắn, tươi cười
sán vào:
- Cho em chơi với!
Cô gái chủ động bước vào tấm chiếu hai
chàng trai đang ngồi, nói tiếp:
- Nhà em ở đầu ngõ, các anh không biết
em nhưng em thì biết các anh đấy.
Lạc nhường bài cho cô gái. Cô gái ngồi
đối diện với Quảng, ngả người về phía
Quảng xin nước uống. Lúc đưa cốc nước
cho cô gái, Quảng chợt phát hiện cô gái
không mặc áo lót. Ánh sáng của cái bóng
đèn 60 oát treo chếch phía sau Quảng soi tỏ
mọi đường nét khiến mặt Quảng đờ ra. Chộp
được khoảnh khắc ấy, cô gái nói như reo:
- Chưa thấy bao giờ hả? Thôi, em nói
thật nhé, em chiều cả hai anh, mỗi anh cho
em một trăm nghìn là xong.
Trước tình huống bất ngờ, Lạc vội kéo
Quảng ra ngoài, đưa cho Quảng 50 nghìn, bảo:
- Của này tao biết rồi, mày thử đi.
Lạc bước thẳng ra ngõ sau khi đã đẩy
Quảng vào lại nhà. Cô gái vẫn ngồi trên
chiếu, ngước mắt chờ đợi. Quảng rút từ
trong túi quần ra tờ bạc 50 nghìn rồi đưa cả
hai cho cô gái:
- Nhà đang xây, người ta kiêng làm
chuyện ấy, rủi ro cho cả chủ nhà lẫn thợ.
Chúng tôi chỉ có ngần này, cô cầm lấy.
Cô gái đi rồi, Lạc quay lại hỏi,
Quảng bảo:
- Tao nhớ đến Luyến, ở quê, tuần nào
tao cũng ngồi với cô ấy ngoài đê mà chỉ dám
cầm tay...
Khi ngôi nhà đang khẩn trương hoàn
thiện thì một người trong đội có ý định nghỉ
việc, cậu ta rủ rê Quảng cùng về nhưng
Quảng không nghe, chỉ nói:
- Tao mà về thì còn mặt mũi nào gặp
Luyến nữa.
Một hôm Thiệu gọi Quảng ra quán nước,
thân mật bảo:
- Cậu làm cho anh tới thời điểm này
cũng qua tám tháng rồi, anh rất quý cậu, cậu
đúng là một thanh niên cầu thị, việc gì cũng
làm, làm cẩn thận, chu đáo, chủ ngôi nhà anh
vừa bàn giao khen cậu lắm. Anh định có dịp sẽ
làm cầu nối cho cậu một công việc khác tốt
hơn. Vừa may, ông giám đốc công ti phân phối
vật liệu xây dựng có nhu cầu tuyển một nhân
viên nam. Ông ấy tin nên nhờ anh, còn anh thì
tin cậu, muốn giới thiệu cậu cho ông ấy.