Table of Contents Table of Contents
Previous Page  83 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 83 / 92 Next Page
Page Background

83

các lớp vàng lá chồng lên nhau, với độ

dày hiện đã lên đến hơn 15cm. 

Đi lễ chùa ở Myanmar, tôi rất ngạc

nhiên khi thấy xung quanh các bức tượng

Phật bốn mặt luôn có rất đông đàn ông

đang hì hục xoa vàng lá (golden leaf) lên

bề mặt tượng. Một số chùa vẫn cho nữ

giới trực tiếp thực hành nghi lễ này.

Nhưng ở hai thánh địa Phật giáo kể trên,

phụ nữ là đối tượng hoàn toàn bị cấm, từ

khoảng cách 30 mét. Dân bản địa bảo tôi,

ở đất nước này, bình đẳng giới vẫn là một

khái niệm xa lạ.

Nghi lễ này đẻ ra một ngành nghề

truyền thống vô cùng phát triển ở đất

nước này: dát vàng lá bán cho người đi lễ

chùa. Mỗi miếng vàng có kích thước

khoảng 5cm x 5cm, mỏng như một tờ giấy

vàng mã ở ta. Đền chùa nào cũng có

những quầy cung cấp phương tiện hành lễ

đặc thù này, với giá khoảng 10 kyats

(tương đương 13.000 đồng) một lá. Trong

quá trình xoa tờ giấy mỏng manh ấy lên

bề mặt tượng, tôi ước lượng có khoảng

50% bột vàng rơi rụng ra ngoài. Đó là

còn chưa kể lớp vàng này sẽ tiếp tục bay

hơi trong không khí, rất lãng phí. Cho dù

vậy, người dân Myanmar

luôn tin

tưởng, việc

dát vàng lên

chùa và tượng

sẽ đem lại may

mắn cho những

Phật tử có tâm.

Vì thế, không biết

bao nhiêu tấn

vàng vẫn ngày

ngày được người

dân cần mẫn đắp lên các công trình tín

ngưỡng. Bạn cứ thử tưởng tượng, mặc dù

đã có tới hơn 4.000 công trình đền chùa

(2.217 còn tồn tại và 2.000 chỉ còn là

những phế tích đã bị phá huỷ) tập trung

toàn bộ trong diện tích 42km 2 của khu

Old Bagan, nằm phía bên trái của con

sông Ayeayarwady thơ mộng nhưng chùa

chiền ở cố đô này vẫn tiếp tục được xây

mới, vẫn tiếp tục khoác tấm áo vàng chói

lọi, mặc cho mật độ đã trở nên dày đặc

gấp nhiều lần nhà dân.

Muôn vẻ đền tháp linh thiêng

Ở Myanmar, Phật giáo (dòng Tiểu

thừa) chính là Quốc giáo. Trong ánh vàng

rực rỡ của các đền tháp, ta có thể bắt gặp

các nhà sư với trang phục áo cà sa đỏ

choàng lệch vai trong mọi hoạt động

thường nhật của dân chúng trên đường

phố. Đạo và đời rất gần nhau, có cảm

giác đạo Phật đã trở thành bầu không khí

nuôi dưỡng tâm hồn người dân Burma

từng ngày, từng giờ. Trong hành trình

khám phá Myanmar, đi qua bất cứ ngôi

chùa nào, tôi luôn được nghe những bài

giảng pháp phát qua hệ thống loa tăng

âm, vang vọng rất xa trong những buổi

chiều tà nhuộm vàng ánh hoàng hôn. Trên

những chuyến xe bus chạy suốt đêm từ

Yangon tới Bagan hay chiếc minibus di

chuyển từ Bagan tới Inle Lake, bạn đừng

hi vọng được nghe nhạc hay xem phim

giải trí. Các bác tài mở đầu đĩa, nghe và

xem các nhà sư giảng pháp hoặc đọc kinh

với thái độ thành kính và

tập trung một cách tuyệt đối. Ở mọi ngôi

chùa tôi tới, người dân nghiêm cẩn hành

lễ trong tiếng đọc kinh cầu nguyện của

các nhà sư đều đều phát ra từ rất nhiều

màn hình lớn nhỏ.

Đến bất cứ một địa danh nào, tôi cũng

được khách sạn cung cấp một tấm bản đồ

du lịch để tự thiết kế hành trình khám

phá. Là người đam mê khám phá và rất

hiếm khi cảm thấy lạ lẫm khi đặt chân tới

một vùng đất mới nhưng thú thật là ngày

đầu tiên ở Bagan, tôi thực sự bối rối khi

không thể phân biệt nổi sự khác nhau

giữa các công trình tín ngưỡng đa dạng.

Nếu ở Việt Nam, nơi thờ Phật được giản

dị gọi là “chùa” thì ở Myanmar, hiếm du

khách bình thường nào có thể phân định

chính xác, thế nào là chùa (pagoda), đền

(temple), tháp (stupa) hay tu viện

(monastery). Chùa ở ta là nơi thờ Phật,

đồng thời cũng là nơi hành lễ - đọc kinh,

nơi tăng ni ăn ở và cũng là nơi chôn cất

các nhà sư đã viên tịch. Còn ở những

quốc gia theo Phật giáo nguyên thuỷ như

Myanmar, người ta phân biệt rất rõ từng

công trình, ngay từ trong cách gọi tên. Ví

dụ Kyaung là tu viện (nơi tăng ni, sư ăn ở

và học tập); Patho - Paya là đền thờ, điện

thờ; Pya là tháp thờ hình vuông tượng

trưng cho núi Meru; Zedi là tháp thờ hình

tròn tương tự như Stupa, Hti là tháp thờ

hình tròn, đỉnh có lọng nhiều tầng tượng

trưng cho Niết Bàn; Shwe mang nghĩa

vàng chỉ dành cho những chùa tháp dát

vàng lóng lánh kể trên …

Vào đền chùa ở Myanmar, khách thập

phương đều phải tuân thủ những quy

định nghiêm ngặt về trang phục. Tất cả

phải đi chân trần (không giày dép, không

tất). Cổng đền chùa đều có giá để giày

dép, nhưng để tiện lợi và phòng tránh mất

mát, du khách đều được khuyến cáo cho

giày tất vào túi bóng buộc vào ba lô, vãn

cảnh chùa xong là lấy giấy ướt lau chân

rồi lại xỏ giầy đi tiếp. Bởi không phải

ai cũng có thể di chuyển

dễ dàng dưới tiết trời

nắng như đổ lửa bằng

đôi chân trần, nên các

lối đi trong chùa thường

lát gạch men mát lạnh.

Trang phục khi vào chùa

phải kín đáo, vải dày,

không được phép để hở mắt

cá chân. Du khách sẽ được

thuê Yongyi - quốc phục

dành cho cả đàn ông lẫn phụ

nữ Myanmar để quấn cho kín đáo ở ngay

cửa ra vào, nếu đã lỡ diện quần short hay

áo không tay.

Yongyi được thiết kế không thể đơn

giản hơn, giống hệt một chiếc túi rất rộng

và không có đáy. Tròng vào người, cuộn

tròn lại, phụ nữ cài vạt váy một cách kín

đáo, còn nam giới xoắn phần vạt thừa

hành một cái búi to đùng ngay trước

bụng, nhìn rất tức cười. Chiếc váy truyền

thống đi kèm đôi dép xỏ ngón, gương

mặt bôi thanakha (một loại bột từ cây

(Xem tiếp trang 84)

hồ cúc phương

Đền Ananda - ngôi đền

đẹp nhất tại cố đô Bagan

Chùa Vàng Shwezigon ở cố đô Bagan

Chùa Shwedagon

ở Yangon