

42
VTV
Hồ sơ
truyền hình
V
ào thời chính trường nước Mỹ
còn lạc hậu, các ứng cử viên Tổng
thống vận động cử tri bằng các cuộc nói
chuyện ở những địa điểm công cộng,
nhưng phần lớn do các đảng và nhân
viên của họ thực hiện chứ họ không trực
tiếp xuất hiện. Năm 1952, một chính
khách nước Mỹ đã gây rúng động dư
luận bởi quyết định thực hiện một cuộc
nói chuyện với dân chúng trên truyền
hình. Đó chính là Richard Nixon. Khi
đó, ông vẫn chưa tranh cử chức Tổng
thống mà đang làm phó Tổng thống. Khi
có nguồn tin cho rằng Nixon có một quỹ
chính trị do những người ủng hộ ông
cung cấp để bù đắp các phí tổn chính
trị cho ông, khiến Nixon phải chịu các
cáo buộc về khả năng xung đột lợi ích.
Do chịu áp lực từ Tổng thống Dwight
D. Eisenhower, vị Phó Tổng thống Mỹ
đã lên truyền hình để phát biểu diễn văn
trước quốc dân vào ngày 23/9/1952. Bài
diễn văn được khoảng 60 triệu người
Mỹ theo dõi, đạt số lượng khán giả
truyền hình lớn nhất tính đến thời điểm
đó. Nixon biện hộ cho bản thân một cách
cảm động và đã chinh phục hoàn toàn
khán giả Mỹ. Bài phát biểu này đã cứu
nguy cho sự nghiệp chính trị của Richard
Nixon và thay đổi cách thức vận động
tranh cử của các chính khách Mỹ. Trong
chiến dịch tranh cử Tổng thống năm
1968, Nixon giới hạn những cuộc phỏng
vấn và họp báo, thay vào đó, ông chọn
cách tiếp cận cử tri thông qua truyền
hình để luôn kiểm soát được tình hình và
không bị cắt ngang bởi các phóng viên.
K
hi đã nhận thức được tầm ảnh
hưởng to lớn của truyền hình, các
chính trị gia đã sáng tạo ra nhiều cách
thức để gây ảnh hưởng đối với cử tri.
Ngoài những bài phát biểu, diễn thuyết,
họ còn xây dựng hình ảnh và kể câu
chuyện theo ý muốn như những mẩu
quảng cáo chính trị. Quảng cáo chính
trị đã trở thành một phần to lớn của các
chiến dịch tranh cử. Người ta ước tính,
khoảng 50 đến 75% quỹ tranh cử là đổ
vào quảng cáo chính trị. Tuy nhiên, số
tiền này không hề lãng phí nếu xét đến
hiệu quả của nó. Quảng cáo chính trị có
thể tiếp cận được các cử tri không quan
tâm đến những tờ rơi về chiến dịch tranh
cử, không có hứng thú tham dự những
buổi vận động bầu cử và cũng không
thích xem tin tức. Loại hình quảng cáo
đặc biệt này được phát giữa các chương
trình ăn khách để tiếp cận cử tri lúc họ
“mất cảnh giác” nhất. Một trong những
ứng cử viên Tổng thống Mỹ đầu tiên
nhận ra sức mạnh của quảng cáo chính
trị là Dwight Eisenhower. Ông thuê
Rosser Reeves, người phụ trách chiến
dịch quảng cáo kẹo M&M, xây dựng
chương trình quảng cáo tranh cử cho
mình năm 1952. Mẩu quảng cáo đã xây
dựng hình ảnh Dwight Eisenhower như
Truyền hình và cuộc đua
vào Nhà Trắng
Từ thuở sơ khai, truyền hình
đã là một công cụ đắc lực cho
cuộc chạy đua vào Nhà Trắng
của các ứng viên Tổng thống
Mỹ. Họ cần thu hút công chúng
nên đã dùng các phương tiện
truyền thông đại chúng để đạt
được điều đó. Ngày nay, truyền
hình không chỉ đơn thuần là
một phương tiện để các ứng
viên Tổng thống chinh phục cử
tri mà đã trở thành yếu tố
quan trọng quyết định sự
thành bại của các chiến dịch
tranh cử.
Ông Donald Trump (giữa) và các ứng cử viên Đảng Cộng hòa
Nixon và Kennedy
Ông Dwight Eisenhower