Previous Page  86 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 86 / 92 Next Page
Page Background

86

VTV

Du

lịch

T

rước khi đến Phượng Hoàng cổ

trấn, tôi đã xem qua các trang

mạng và mường tượng, những

nơi đã mang chữ cổ thì ở đó chỉ có sông

dài, trời rộng, với không khí u trầm,

bảng lảng... Ấy thế mà trước mắt tôi,

đèn treo rực rỡ, họa sắc đủ màu, thanh

âm náo nhiệt, đàn nhạc hân hoan, hương

vị nức mũi! Cái mệt, cái đói của cả một

ngày rong ruổi qua bao cung đường đã

buộc chúng tôi nhanh chóng nhận phòng

khách sạn và lao ngay ra phố. Dọc hai

bên bờ Đà giang là các nhà hàng, khách

sạn. Các món ăn đường phố cũng la liệt.

Chúng tôi hồ hởi chọn một nhà hàng gần

khách sạn, nằm sát bờ sông. Các món ăn

được đưa ra rất bắt mắt, nóng hôi hổi.

Nhưng ôi chao là cay và mặn! Món nào

cũng nhiều dầu, nhiều tiêu ớt. Nhìn đâu

cũng thấy màu đỏ, hoa hết cả mắt…

Ăn xong, dù đã hơn 11h đêm, chúng

tôi vẫn quyết định đi dọc bờ sông về

phía những cây cầu được thắp đèn sáng

rực. Lúc này, phố núi vẫn nườm nượp,

các quán bar, quầy hàng náo nhiệt. Đêm

xuống mà cảm giác cổ trấn không ngủ.

Trong khi đó, sương xuống càng lúc

càng dày. Cả mặt sông mờ ảo. Bờ bên

này không thấy rõ bên kia, chỉ có ánh

đèn lấp loáng...

12h đêm chúng tôi trở về khách sạn,

giờ mới kịp quan sát kĩ. Khách sạn đậm

chất cổ điển, không thang máy, khu

giếng trời thoáng đãng đặt những chiếc

bàn và ghế gỗ màu nâu đỏ rất đáng yêu.

Cả 4 tầng đều sơn gỗ trắng, hành lang

của các phòng chạy vòng hình chữ nhật.

Chúng tôi mang theo chút thắc thỏm vào

trong giấc ngủ muộn, không biết ban

ngày cảnh vật sẽ ra sao nên để đồng hồ

báo thức 5h cho một buổi khám phá vào

sớm mai.

Không phụ lòng mong mỏi, cảm giác

hụt hẫng hôm trước đã được bù đắp. Tờ

mờ sáng, cổ trấn im lìm. Chỉ có tiếng

róc rách không biết là mưa hay là sương

mù đọng thành nước rơi xuống các mái

phên và lớp ngói cổ. Cả con đường dọc

hai bờ sông quạnh vắng bóng người.

Các con ngõ đổ ra sông ướt nhèm, loang

loáng nước trên nền đá xám được ghép

thành những phiến dọc ngang. Những

cây cầu, những nếp nhà xếp tầng mái

ngói cong cong, những phiến đá bờ

sông, những trụ tre cọc gỗ, những mũi

thuyền vắt thân qua mép nước, mọi

đường nét đều mờ nhoè, mềm mại,

thuần khiết…

Chúng tôi đi bộ xuôi theo dòng chảy

của sông về cuối trấn. Khi đó, mặt trời

dần lên, sương khói tan loãng, những

cây cầu dần hiện ra rõ nét. Đoạn bờ

sông trung tâm của trấn chưa đầy 1km

mà có đến 10 cây cầu: cầu Hồng Kiều

duyên dáng với kiến trúc có mái che,

được thiết kế theo phong cách Phượng

Hoàng đặc trưng của cổ trấn; một cây

cầu gỗ ghép cong dưới chân một đoạn

thác lùn róc rách, một bên còn có chiếc

cọn nước rêu phong quay nhịp nhàng

suốt đêm ngày. Nhưng đặc biệt nhất là

cây cầu được đổ trụ bằng những cột đá

theo nhịp bước chân, có hai luồng đi

cho hai chiều ngược nhau, du khách rất

thích đi trên cây cầu này để chụp ảnh.

Tô điểm cho cảnh vật sớm mai ấy chính

là những người chèo thuyền vớt rêu và

dọn rác trên sông. Những người đàn ông

đội trên đầu chiếc nón cổ, tay chống sào

lái thuyền ẩn hiện sau lớp sương khói

bảng lảng.

Tầm 8h sáng, các hoạt động của trấn

bắt đầu nhộn nhịp. Cũng giống như phố

cổ Hội An của Việt Nam, trấn Phượng

Hoàng là một quần thể phố và nhà cổ

giăng mắc chằng chịt theo trục chính là

sông. Dân bản địa gồm các dân tộc thiểu

Có một cổ trấn

bên dòng

Đà giang

Chúng tôi đặt chân đến Phượng Hoàng cổ trấn vào một

tối muộn mùa hè. Đón chúng tôi là hàng ngàn chiếc đèn

lồng đỏ, những cây cầu, người đi lại nhộn nhịp, hơi lạnh

Đà giang len lỏi, hương vị của vô vàn món nướng quyện

vào tiếng nhạc đủ phong cách phát ra từ các nhà hàng,

quán bar và cuối cùng là con đường lép nhép mưa ẩm

với lối ngõ quanh co giăng mắc...