83
phải là sự hi sinh sao cho đáng, có đích
đến, mang màu sắc tích cực từ hai phía
để yêu và được yêu,… Hi sinh không
thể là sự ngu muội, càng không thể là
sự chịu đựng thái quá để mỏi mòn và
khô héo. Hi sinh càng không phải là
sự ngây ngô khi cứ mãi nuôi dưỡng sự
hi sinh ấy cho sắc màu của sự ích kỉ từ
một phía, của sự vụ lợi mang đậm tính
vị kỉ của ai”.
Trong tình yêu, phụ nữ thường thiệt
thòi không phải vì họ quá vị tha mà là
vị tha không đúng người và không đúng
chỗ. Cho đi là nhận về, nhưng nếu bạn
cho đi sai lầm thì cái bạn nhận về chỉ là
khổ đau. Cho đi một cách vô tư nhưng
cũng phải biết mình đang cho ai, người
đó có xứng đáng được nhận không. Vì
vậy, đừng bao giờ yêu và hi sinh hết
mình cho những người không xứng
đáng. Văn Mai Hương đã quyết định
buông tay khi nhận ra sự hi sinh của
mình là vô nghĩa, để đi tìm hạnh phúc
thực sự dành cho mình. “Chia tay không
phải chấm dứt mà là để cuộc sống của
ca hai ngươi tốt đẹp hơn”, nữ ca sĩ chia
sẻ trên trang cá nhân.
Bao nhiêu là đủ?
Hi sinh tức là chịu đựng mà càng
chịu đựng nhiều thì cuộc sống càng trở
nên mệt mỏi. Hi sinh càng nhiều cũng
sẽ trông đợi càng nhiều, nhưng rất khó
để nhận được sự đền đáp tương xứng.
Nếu sự hi sinh ấy là những nỗ lực, cố
gắng hay chịu đựng quá mức thì liệu
rằng có đem đến sự thoải mái và hạnh
phúc từ hai phía? Blogger Khánh Vân
chia sẻ tích truyện
về một người mẹ
hiến tai cho con và
sống với sự kì thị về
kiểu tóc phủ che tai
của mình. Cho đến
khi bà mất đi, đứa
con mới biết sự thật
về sự hi sinh của
mẹ và cảm thấy vô
cùng đau đớn. “Tôi
không thích những
câu chuyện buồn như thế, nó chỉ nên có
trên phim ảnh hoặc tuồng cổ để lấy nước
mắt người xem. Đành rằng tình mẫu tử
thiêng liêng, hi sinh cả mạng sống cho
con còn được, nhưng sự hi sinh ấy cần
phải được trân trọng và không làm cho
người nhận cảm thấy day dứt”, Khánh
Vân thẳng thắn.
Trên quan điểm của thế hệ 9x, Linh
Đan cho rằng: “Tôi đồng ý có những hi
sinh là cần thiết nhưng nó không phải
là từ dành cho phụ nữ, mà là cho tất cả
những ai đang mơ về một hạnh phúc
cùng nhau. Đừng bao giờ cho đi quá
nhiều mà không giữ lại cái gì cho mình.
Nếu đối phương không cùng hi sinh
thì đừng hi sinh nữa, vì bạn không bắt
buộc phải làm như vậy”. Đồng tình với
quan điểm trên, Thu Ngân cho biết: “Mẹ
mình cả đời hi sinh cho chồng cho con
mà không hề kêu ca lấy một lời. Sở dĩ
mẹ làm được như vậy bởi vì bên cạnh
mẹ có một người đàn ông biết nghĩ, thấu
đáo những nhọc nhằn mà bà gánh chịu.
Sự hi sinh của mẹ thầm lặng nhưng luôn
luôn tỏa sáng. Mẹ được trân trọng, yêu
thương và nhận về cả sự biết ơn vô bờ
bến của chồng, con mình”.
Rất khó có thể nói hi sinh bao nhiêu
là đủ, điều đó còn thuộc vào tình cảm
của bạn sâu đậm đến đâu và đối phương
hồi đáp đến đâu. Theo lời khuyên của
nhà báo Thu Hà, tốt nhất là đừng cố ép
bản thân phải hi sinh cho một ai đó: “Có
bao nhiêu dùng bấy nhiêu thôi, gồng
mình lên quá lúc có chuyện gì thấy mình
thiệt lắm, mà ngay cả khi không có
chuyện cũng thấy mình quá mệt’.
Thu Trang
Hi sinh bao nhiêu cũng là đủ, nên hãy biết
trân trọng và yêu quý bản thân mình
Nêu đối phương không
cùng “hi sinh” với mình thì
đừng nên “hi sinh” nữa