Previous Page  64 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 64 / 92 Next Page
Page Background

64

VTV

Phía sau

Màn hình

Từ lúc nào một người theo dòng

nhạc cổ điển bén duyên với những ca

khúc nhạc phim truyền hình? Ca khúc

nhạc phim đầu tiên của Duy là gì?

Tôi từng tham gia sản xuất với vai

trò là nhạc sĩ phối khí, thu âm và dàn

dựng âm nhạc trong phim

Chỉ có thể

là yêu

của đạo diễn Vũ Minh Trí. Tôi

bắt đầu viết nhạc phim từ năm 2014,

do đạo diễn Lê Mạnh đặt hàng ca khúc

cho phim

Bão qua làng

, ca khúc mang

tên

Nét quê

do ca sĩ Trần Thụy Miên

thể hiện. Từ đó, tôi bước chân vào con

đường sáng tác ca khúc trong phim

nhiều hơn, ngày càng cảm thấy yêu

thích công việc này.

Khi kể một câu chuyện dài (mấy

chục tập phim) bằng một ca khúc, công

đoạn nào là khó nhất với anh?

Từ kịch bản của đạo diễn, nhạc sĩ

đọc và nghiên cứu, đúc kết lại những ý

chính trong cả câu chuyện đó bằng ca

từ. Điều khó nhất là việc ghép nhạc cho

những ca từ đó, sao cho hay, cho quyện,

dễ nhớ. Vì tiếng Việt vốn có các thanh

âm khác nhau, nên việc ghép lời và nhạc

sao cho không ngược nhau là cả một vấn

đề. Ví dụ nốt cao ghép với những âm có

dấu sắc, nốt trầm ghép với những âm có

dấu hỏi, huyền, nặng.

Tìm được ca sĩ thể hiện phù hợp

cũng là một yếu tố quyết định sự thành

công của nhạc phẩm. Trần Quang Duy

đặt ra tiêu chí như thế nào khi lựa

chọn ca sĩ thể hiện?

Mỗi ca sĩ thường có một gu nhạc

riêng, dựa vào đó tôi mời ca sĩ thể hiện

ca khúc.

Bão qua làng

là bộ phim về

đồng quê, mang âm hưởng dân gian, vậy

nên tôi mời ca sĩ Trần Thụy Miên - một

cô gái có chất giọng dân gian tuyệt vời.

Ngược chiều nước mắt

là bộ phim nặng

tình cảm, tôi mời ca sĩ Si Giáng – một

người có chất giọng giàu

cảm xúc và chuyên

hát dòng nhạc

trữ tình. Phim

sitcom

Cư dân

thông thái

là phim hài,

hiện đại, ca

khúc theo

kiểu mới, phối

theo phong

cách EDM nên

tôi mời ca sĩ Khả

Linh - một ca sĩ chuyên

hát dòng nhạc hiện đại, mạnh mẽ…

Có tới bốn ca khúc trong phim

Ngược chiều nước mắt

đều do Trần

Quang Duy sáng tác, anh làm sao để

không có sự trùng lặp mà vẫn thu hút

khán giả?

Tôi viết mỗi ca khúc ở một giai đoạn

khác nhau trong khoảng thời gian vài

tháng, vậy nên việc trùng lặp giai điệu

là không thể. Mỗi ca khúc có một thông

điệp được chuyển tải, tuy nhiên ý nhạc

thì chắc sẽ có điểm tương đồng giữa mỗi

ca khúc, nhất là phần ca từ.

Khởi đầu sự nghiệp âm nhạc và

nhiều giải thưởng quan trọng Duy có

được đều từ cây đàn violin, còn bây giờ

người ta nhắc nhiều đến Trần Quang

Duy với các sáng tác nhạc trẻ. Có sự

tác động nào dẫn đến lối rẽ này?

Ngày còn là sinh viên khoa violin,

tôi thường xuyên đi lưu diễn ở nước

ngoài. Có những dịp đi lâu, lang thang

nơi đất khách quê người vài tháng

trời nên rất buồn và nhớ nhà, nhớ quê

hương. Một buổi chiều năm 2004 tại

Hồng Kông, khi ngồi một mình ở khách

sạn, ngắm trời ngắm mây… tôi chợt nảy

tới việc viết một ca khúc về quê hương.

Tuy nhiên, chủ đề quê hương viết

không dễ, vậy nên tôi chuyển

chủ đề thành nhớ người yêu,

cho dù lúc đó chưa yêu ai

(cười). Khi về nước, tôi

tự phối khí rồi nhờ Chi -

một người em học Piano

cùng trường (ca sĩ Thùy

Chi) thể hiện ca khúc đó

và thu âm tại phòng thu

của ca sĩ Minh Vương.

Minh Vương – Thùy Chi và

Duy trở thành một ekip làm

việc từ ăn ý từ đó đến nay.

Vậy Duy vẫn tiếp tục tình yêu với

cây đàn violin chứ?

Tất nhiên rồi, đó là công việc chính

của tôi. Từ khi tôi tốt nghiệp và về công

tác tại Trường Đại học Văn hóa Nghệ

thuật quân đội, tôi mới tập trung chuyên

sâu hơn về nhạc nhẹ. Để có những tác

phẩm nhạc trẻ ít ỏi, tôi cũng tự tìm tòi

nghiên cứu thêm về nhạc nhẹ, nhạc mới,

rồi tự tập thêm Guitar bass, tập trống

nhạc nhẹ, phối khí…

Cảm ơn Quang Duy!

Hiền Nguyên

(Thực hiện)

Ảnh:

NVCC

Nhạc sĩ Trần Quang Duy

Bén duyên sáng tác

từ nỗi nhớ nhà

Trần Quang Duy là nhạc sĩ mặc

áo lính sở hữu những ca khúc

hot trong các phim:

Ngược

chiều nước mắt, Sống chung với

m ch ng, Bạch mã hoàng tử…,

Anh cũng được biết đến là một

tay violin tài năng với nhiều

giải thưởng từ khi còn rất trẻ.

Sau này, có lẽ vì làm việc

trong môi trường quân đội,

lại theo dòng nhạc cổ điển,

anh không xuất

hiện nhiều.