63
chuyện về xã hội, cuộc sống và những
vấn đề không liên quan mấy đến phim
ảnh. Mãi đến lúc chuẩn bị về, đạo diễn
mới đưa tôi kịch bản, bảo tôi đọc thử
rồi hẹn mai sẽ thử vai. Mở kịch bản ra,
tôi như bị hút vào bối cảnh làng quê
xưa, bị cuốn vào các câu chuyện xảy
ra trong cái làng Đông nhỏ bé. Lúc ấy,
tôi thực sự mong muốn được vào phim
này. Hôm thử vai, thấy tôi bối rối vì
không biết phải diễn như thế nào, đạo
diễn liền hỏi tôi có biết hát không và
đưa tôi một đoạn kịch bản có câu hát.
Đọc xong, tôi ngồi hát trong nghẹn
ngào, nước mắt cứ rơi. Đạo diễn bảo
“đúng nhân vật rồi”…
Chị có cảm xúc gì khi tham gia
phim
Thương nhớ ở ai
?
Suốt thời gian đóng phim tôi luôn
có cảm xúc hồi hộp và luôn dặn mình
cố gắng sống như một nông dân thực
sự. Trong cái rét 9 - 10 o C, có hôm trời
còn mưa phùn gió bấc mà tôi chỉ được
mặc áo yếm, váy đụp, chân đất gánh
cỏ, lội ruộng, đi cày, trồng dâu nuôi
tằm. Nhất là những phân đoạn
phải diễn với tằm, tôi rất
sợ, nhưng cuối cùng
vẫn phải vượt qua
nỗi sợ để hoàn
thành tốt
cảnh quay.
Nghệ
thuật là lĩnh
vực luôn đòi
hỏi con người
ta sự nỗ
lực lớn…
Tôi gặp nhiều
khó khăn bởi chưa
bao giờ được đào tạo về
diễn xuất. Tôi cứ nghĩ, khi
ra hiện trường sẽ được hai đạo diễn
dạy diễn xuất. Vì vậy, tôi rất sốc khi
đạo diễn bảo: “Em cứ đọc kịch bản và
diễn theo cảm nhận của mình”. Tôi chỉ
còn biết nhắm mắt làm liều, diễn hoàn
toàn theo bản năng, mấy ngày đầu
tiên, tôi chưa bắt nhịp được với mọi
người, cường độ làm việc lại quá cao
khiến tôi bị hụt hơi. Để vượt qua điều
này, tôi chỉ còn cách làm việc chăm
chỉ hơn. Hết phân đoạn của
mình, mọi người thường
tranh thủ nghỉ ngơi
để chờ quay tiếp,
còn tôi thì ngồi
cạnh đạo diễn
xem cảnh
quay trên máy
để học hỏi
các bạn diễn
và rút kinh
nghiệm cho
mình. Giờ ăn
và nghỉ trưa, tôi
tranh thủ trao đổi với
đạo diễn và trợ lí xem
mình đã biểu đạt đúng tâm lí
và cảm xúc trong từng phân đoạn chưa.
Đêm, tôi xem thêm các bộ phim cùng
đề tài nông xưa để tìm hiểu về những
người phụ nữ thời bấy giờ. Ngày nghỉ,
tôi tìm gặp các bà, các chị trong làng
cùng trò chuyện, trồng rau, chăn
trâu, ra đồng… Tôi muốn
hoà mình để xem
cách người dân
nói chuyện với
nhau ra sao,
họ lao động
như thế nào,
họ thể hiện
niềm vui và
nỗi buồn
mộc mạc
đến đâu…
Và không thể
không kể đến
sự hỗ trợ nhiệt
tình từ phó đạo diễn
phim Trần Hữu Bắc. Trước
mỗi cảnh quay, anh đều trò chuyện để
“đong” cảm xúc cho tôi khi đứng trước
ống kính. Tôi thực sự cảm ơn anh đã
rất kiên nhẫn với mình.
Kỉ niệm chị nhớ nhất trong thời
gian đóng phim…?
Nhân là hình mẫu điển hình của phụ
nữ nông thôn xưa: nhẫn nhịn, hi sinh,
mang trong mình rất nhiều nỗi đau và
mất mát to lớn. Chính vì thế,
khi thể hiện vai này, tôi
khóc rất nhiều. Có
ngày, tôi khóc quá
nhiều nên đến
phân đoạn tiếp
theo, tôi không
thể khóc được
nữa. Cảm thấy
kiệt sức và
trơ cảm xúc.
Cả đoàn phải
chờ rất lâu để tôi
lấy lại cảm giác về
nhân vật. Nhưng càng
áp lực tôi lại càng không
làm được. Đạo diễn Lưu Trọng
Ninh bất ngờ tát tôi một cái như trời
giáng. Trong lúc tôi còn chưa định thần
để hiểu chuyện gì đang xảy ra thì đạo
diễn hô mọi người vào vị trí, máy quay
đổi góc sang phần má không bị tát để
quay luôn. Kết thúc cảnh quay, đạo
diễn chạy ra ôm tôi và xin lỗi...
Với bản thân, chị thấy
điều gì
quan trọng nhất
?
Gia đình là điều quan trọng đối với
tôi. Nhưng với nghề này, việc cân bằng
giữa gia đình và sự nghiệp vô cùng
khó. Mỗi lần làm phim đều phải đi xa
dài ngày nên không có nhiều thời gian
chăm sóc cho gia đình. Chính vì vậy,
điều quan trọng là mình phải biết cân
đối thời gian cho công việc cũng như
gia đình một cách hài hòa nhất.
Kế hoạch sắp tới của chị là gì?
Tôi đang tham gia một dự án phim
truyền hình và tìm kiếm cơ hội vào
phim điện ảnh. Hi vọng, tôi sẽ có cơ
hội vào vai một nhân vật cá tính, năng
động, có chút võ thuật.
Cám ơn và chúc chị thành công
hơn nữa!
Hà Hương
(Thực hiện)