Table of Contents Table of Contents
Previous Page  7 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 7 / 92 Next Page
Page Background

7

điều chỉnh kịch bản… hoặc tổ chức

những buổi giao lưu đoàn phim, giao

lưu giữa khán giả với nhân vật, đạo

diễn… Thậm chí, có những bộ phim

quá tệ, sau nhiều tập, làm nhiều cách

mà không khá lên được thì ngưng sản

xuất nửa chừng cũng là một cách làm

hợp lí để giảm thiệt hại.

 Làm phim cuốn chiếu là có thể

nương theo mong muốn của khán giả

để phát triển tình tiết kịch bản. Thế

nhưng, không phải bộ phim nào cũng

may mắn được khán giả ủng hộ như

một số bộ phim thành công trên. Và

không phải lúc nào cũng có được một

ekip sản xuất chắc tay để níu được

khán giả đến cuối bộ phim. NSƯT Lê

Mạnh, Phó Giám đốc VFC cho rằng:

“Cách thức làm phim này tuy không mới

nhưng cũng không dễ để thực hiện. Để

cách làm này hiệu quả, việc đầu tiên là

phải có bộ khung sườn kịch bản tốt, đội

ngũ biên tập phải nhanh nhạy, sẵn sàng

đưa những yếu tố mới phát sinh trong

quá trình thực hiện vào câu chuyện, các

tình huống có thể được thay đổi sao

cho đáp ứng hơi thở đời sống, các nhân

vật, tuyến nhân vật cũng có thể được

tăng hay giảm độ đậm nhạt trong câu

chuyện. Đội ngũ tác nghiệp hiện trường,

tổ chức sản xuất phải có khả năng ứng

phó nhanh với các sự thay đổi từ nội

dung, diễn viên và người quản lí diễn

viên phải có sự chắc chắn về lịch làm

việc và phải cân đối được thời gian,

các thành phần khác luôn trong tư thế

ứng trực để tránh những tác động

khách quan làm ảnh hưởng tiến độ sản

xuất”. Đó là chưa kể đến điều kiện

trường quay chưa có, việc quay cuốn

chiếu tại những địa điểm đông người

có thể khiến tình tiết phim bị lộ trên

mạng xã hội.

Nhóm biên kịch vừa lắng nghe phản

hồi của công chúng vừa phải tỉnh táo,

để dù đường dây kịch bản được kéo dài

thêm theo thị hiếu hay điều chỉnh thì các

tình huống phim đều liên quan với nhau

rất chặt chẽ, không khiến người xem

cảm thấy khiên cưỡng. Muốn vậy, đòi

hỏi phải có một “khung xương” kịch bản

chắc và gần sát với thị hiếu của khán

giả ngay từ đầu thì mới có thể dễ dàng

điều chỉnh mà vẫn hài hòa với tổng thể

trước đó. Trên phim trường, trước đây

diễn viên chỉ cần đọc kịch bản, thuộc

thoại và tập trung diễn xuất từ đầu đến

cuối thì bây giờ không chỉ đáp ứng lịch

quay ngắt quãng mà họ còn phải đối

mặt với muôn vàn khó khăn khác như:

lắng nghe phản hồi của khán giả về

nhân vật của mình, điều chỉnh diễn xuất

theo chỉ dẫn của đạo diễn mà vẫn đảm

bảo đường dây tính cách nhân vật nhất

quán. Thậm chí, diễn viên cũng không

biết được cái kết của nhân vật mình thủ

vai như thế nào. Diễn viên Ngọc Quỳnh

đang trong những cảnh quay cuối của

phim

Hoa hồng trên ngực trái

chia sẻ:

“Chúng tôi hoàn toàn bất ngờ với

những kịch bản mới ra, tôi hi vọng khán

giả cũng sẽ bất ngờ với từng số phận,

nhân vật”.

Hiện nay, VFC đang là đơn vị sản

xuất phim lớn nhất miền Bắc và là nơi

cung cấp toàn bộ phim truyền hình

phát sóng giờ Vàng trên cả 2 kênh

VTV1 và VTV3. Mỗi năm, VFC sẽ phải

sản xuất 256 tập phim dài 30 phút/1

tập (VTV1) và 208 tập phim dài 45

phút/1 tập trên kênh VTV3. Đó cũng là

một trong những lí do nhiều đoàn làm

phim của VFC vừa làm phim vừa phát

sóng theo cách cuốn chiếu để kịp lên

sóng. Hiện nay, 7 đoàn làm phim của

VFC đều đang trên hiện trường và đều

có lịch phát sóng theo kế hoạch sẵn có

như:

Thế lực cạnh tranh, Sinh tử

.

Trong đó,

Hoa hồng trên ngực trái

(đang phát tập 20 trên VTV3) vẫn đang

hoàn thiện kịch bản tập cuối để đoàn

làm phim quay hiện trường. 80 tập

phim

Sinh tử

khởi quay từ tháng 7 và

sẽ còn tiếp tục quay trong khi lên sóng

VTV1 cuối tháng 10 này.

THỤC MIÊN

Đã phát sóng hơn 20 tập phim nhưng đoàn làm phim

Hoa hồng trên ngực trái

vẫn chưa quay xong cái kết

Phim

Sinh tử