6
ĐIỂM NHẤN
cho khán giả, lắng nghe ý kiến của
khán giả. Tận dụng các kênh truyền
thông qua mạng xã hội để tăng sức lan
tỏa cho phim, tương tác qua lại với
khán giả là cách làm vô cùng hiệu quả.
Đó là mặt tích cực mà công nghệ sản
xuất phim cuốn chiếu mang lại.
Về phía đội ngũ sản xuất trực tiếp,
những đoàn làm phim vừa sản xuất
vừa phát sóng, bên cạnh sự hứng thú
với cách làm mới mẻ, hiệu quả vừa là
một áp lực không hề nhỏ. Đạo diễn Vũ
Trường Khoa cho biết: “Cách làm
phim đó sẽ giúp chúng tôi đo được
diễn viên nào tốt, nên tập trung khai
thác ở đoạn nào, nội dung nào, tuyến
nào đang thu hút khán giả”. Thuận lợi
là vậy nhưng nhiều lúc họ cũng bị rơi
vào thế bị động. Chẳng hạn phần ghi
hình phân đoạn đó đã xong, nhưng
trước phản hồi của khán giả, họ phải
cân nhắc, quay bổ sung, không chỉ
ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất mà
cả các khâu khác. Tất nhiên, họ sẽ
phải bàn bạc, trao đổi kĩ lưỡng trước
khi quyết định bổ sung cảnh nào, phát
triển thêm cái gì mà vẫn đảm bảo
mạch câu chuyện không bị phá vỡ.
Điều đó giúp lôi kéo khán giả thích thú
và theo dõi bộ phim nhiều hơn. Đạo
diễn Nguyễn Danh Dũng thừa nhận,
làm phim theo phương pháp cuốn
chiếu không hề đơn giản vì khá áp lực
về thời gian và tinh thần: “Nếu bộ
phim cuốn hút khán giả thì dù áp lực
nhưng song song đó là hạnh phúc,
niềm động viên cho đoàn phim. Nhưng
trường hợp phim không tạo được dư
luận tốt thì điều cần thiết là ekip sáng
tác luôn phải xác định tư tưởng tốt,
đưa ra mọi tình huống để sẵn sàng
“chiến đấu”. Đó là điều thú vị của cách
làm phim cuốn chiếu”.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải, Giám đốc
VFC cho biết: “So với nền phim ảnh
các nước, việc làm 10 - 15 tập phim
sau đó vừa làm vừa phát rất bình
thường. Bởi họ có phim trường, có đội
ngũ nghệ sĩ, làm phim được chuẩn
hóa, làm việc dưới những công ty
quản lí. Tất nhiên, chi phí sản xuất của
họ rất cao. Và chính những nhà đầu
tư, khi thấy phim phát sóng hiệu quả
sẽ đầu tư, quảng cáo vào bộ phim.
Chúng ta chưa có thị trường đó”.
Chẳng hạn ở Nhật Bản, họ sản xuất
10 - 15 tập cho một dự án, mỗi dự án
phát 1 tập. Thói quen của khán giả Việt
Nam lại khác, xem phim cứ phải mưa
dầm thấm lâu, chứ nếu làm một tập
dừng lại, nghe ý kiến phản hồi một thời
gian sau mới làm thì không hợp. Tuy
nhiên, theo đạo diễn Đỗ Thanh Hải, khi
đẩy vào áp lực đó, guồng sản xuất đó,
thuận lợi lớn nhất là người làm phim
luôn phải lắng nghe phản hồi của khán
giả. Đội ngũ sản xuất của VFC đã đón
nhận điều đó rất tích cực. Rõ ràng,
trước đây, làm phim truyền hình vẫn
mang nhiều hơi hướng cái tôi của
người làm phim, bộ phim đó thỏa mãn
mong muốn sáng tác của chính đạo
diễn. Điều đó chỉ phù hợp với thời
điểm khán giả không có nhiều sự lựa
chọn để xem. Còn bây giờ, khán giả có
rất nhiều lựa chọn khác nhau, không
phù hợp là họ bấm chuyển kênh, chưa
kể mạng Internet nữa. Rồi thói quen
của khán giả Việt Nam, xem 5 - 10
phút mà không thấy gì hấp dẫn là
chuyển ngay. Vì thế, luôn luôn phải có
sự tương tác để tạo ra sự khác biệt,
kéo khán giả xem phim.
ĐỂ SỬ DỤNG “TUYỆT CHIÊU”
HIỆU QUẢ
“Tuyệt chiêu” tương tác khán giả để
tạo thu hút, tăng rating đã được nhiều
nhà sản xuất phim truyền hình ở các
quốc gia như: Hàn Quốc, Trung Quốc
sử dụng đã lâu. Để chiều khán giả,
nhiều bộ phim có đến 2 - 3 cái kết để
khán giả lựa chọn, họ đổi diễn viên,
BÍ QUYẾT TẠO “CƠN SỐT”...
(Tiếp theo trang 5)
Phim
Ngày ấy mình đã yêu
đưa ra 2 cái kết cho khán giả lựa chọn