Table of Contents Table of Contents
Previous Page  51 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 51 / 92 Next Page
Page Background

51

miền đất Phật đã xua tan mọi mệt mỏi.

Trong đoàn của tôi, có những cụ ông,

cụ bà đã gần 90 tuổi mà rong ruổi cả

tuần không hề kêu ca mỏi mệt. Cả đoàn

rôm rả từ lúc đi tới lúc về, may mắn

không ai có vấn đề gì về sức khỏe.

Chúng tôi vẫn nói với nhau rằng, phải

có duyên lành mới được về đất Phật,

nên ai cũng giữ tâm thế hoan hỉ suốt cả

chuyến đi.

Cảm nhận của bạn khi được đặt

chân tới Bồ đề đạo tràng, Thánh địa

Phật giáo Sarnath hay nơi đức Phật

được sinh ra...?

- Tới được các thánh tích Phật giáo

tôi cảm thấy rất xúc động, nhất là đứng

trước cây bồ đề nơi 2.500 năm trước

Ngài đã tu thành đắc đạo. Cây bồ đề to

lớn, sum suê tỏa bóng mang lại cảm

giác thanh tịnh, bình yên vô cùng. Mấy

nghìn năm rồi, được biết cây hiện tại là

đời cây thứ 3, thứ 4 nhưng vẫn mọc lên

từ gốc cây cũ tại vị trí này. Khắp nơi

trong khuôn viên Bồ đề đạo tràng là các

tăng sĩ đến từ Tây Tạng, Mianma,

Srilanca, Thái Lan, và cả Việt Nam…

thực hành thiền định. Họ ở đây cả năm,

vài năm, trở thành một cộng đồng tu

nhiều màu sắc… Tôi có cảm giác sâu

sắc hơn về tư tưởng vĩ đại của Phật giáo

đã kết nối thế giới này trong niềm thân ái

hòa bình, thông qua hình ảnh các tăng ni

hiển hiện sinh động ở nơi đây.

Tại Vườn Lộc Uyển - nơi Đức Phật giảng bài kinh

đầu tiên sau khi đắc đạo

Ngồi thiền dưới cội bồ đề linh thiêng

Là một phóng viên truyền hình,

được

đi nhiều nơi với nhiều trải

nghiệm khác nhau. Những trải

nghiệm ở Ấn Độ có khác nhiều

so với hình dung ban đầu của

Kim Ngân?

Phải nói rằng tôi bị sốc khi đến Ấn

Độ. Bên cạnh cảm giác hân hoan là sự

ngạc nhiên về sự nghèo khổ của người

dân trên những chặng đường mà tôi đi

qua. Đâu đâu cũng gặp những người

ăn xin, từ trẻ nhỏ cho đến thanh niên,

người già. Một điều mà các hướng dẫn

viên đến Ấn Độ thường dặn du khách

là: Dù thương mấy cũng đừng cho họ

tiền, bởi chỉ cần cho một người thôi là

cả làng sẽ kéo đến, không cho xuể. Và

sự thật đã xảy ra đúng như vậy, khi có

người trong đoàn cho tiền các em bé

xin ăn... Đấy thực sự là những hình ảnh

gieo vào lòng chúng tôi nỗi buồn và ám

ảnh khôn nguôi. Ngài Đại sứ Việt Nam

tại Ấn Độ - Phạm Sanh Châu cho

chúng tôi biết, ở Ấn Độ, 7 người giàu

nhất sở hữu tài sản bằng 700 triệu

người còn lại. Và tôi thầm ước, giá mà

du lịch Ấn Độ không có những hình ảnh

xin ăn như thế thì bước chân hành

hương về miền đất Phật của du khách

sẽ trọn vẹn hơn biết bao nhiêu!

Về tác nghiệp, ekip có gặp khó

khăn gì không?

Người dân Ấn Độ hiền lành và nhiệt

tình, nhưng tiếng Anh thì nói hơi khó

nghe nên chúng tôi cũng gặp chút khó

khăn khi tác nghiệp. Ở đây có hàng

trăm ngôn ngữ vùng miền khác nhau,

giống như Việt Nam có các dân tộc

khác nhau, vậy nên nhiều khi chính

người dân cũng không nói chuyện

được với nhau. Có lần chúng tôi muốn

phỏng vấn một người dân là du khách

đến thăm Lâm Tì Ni, nhờ anh hướng

dẫn viên địa phương phiên dịch giúp

nhưng chính anh ấy cũng không hiểu

(cười). Ngoài ra thì không có khó khăn

gì nhiều, trừ việc lịch trình dày đặc, từ

sáng sớm đến đêm khuya và di chuyển

nhiều nên hơi thiếu ngủ.

Du khách đến với thành phố cổ

Varanasi thường không bỏ qua cơ

hội được đón bình minh trên sông

Hằng và mục sở thị nghi lễ hỏa thiêu

trên sông, còn Kim Ngân thì sao?

- Varanasi là nơi có thánh tích Vườn

lộc uyển - nơi đức Phật giảng bài kinh

đầu tiên sau khi đắc đạo. Tiếc là chúng

tôi không có thời gian tới sông Hằng. Hi

vọng lần sau tôi sẽ có duyên được trở

lại khám phá thêm về cái nôi văn hóa

loài người nhiều bí ẩn này.

Cảm ơn Kim Ngân!

NGỌC MAI

(Thực hiện)