57
đi trước, có nhiều trải nghiệm thực tế và
kiến thức chuyên môn. Một điều khá thú
vị là việc cộng tác giữa các mentor và
start -up là một mối quan hệ hai chiều.
Trong quá trình hợp tác cùng nhau, các
start -up có thể không mang lại cho
mentor danh vọng, nhưng sẽ đem lại cho
họ thêm cách nhìn khác, điều đó giúp
cho mentor sát với thực tế và suy nghĩ
luôn cởi mở và đa chiều.
“MUỐN ĐI NHANH
THÌ HÃY ĐI CÙNG NHAU”
Nếu có cơ hội tìm hiểu về thành công
của tỉ phú công nghệ Mark Zuckerberg
thì chúng ta sẽ biết đến mối quan hệ của
ông với một mentor nổi tiếng là Steve
Jobs. Chính những lời khuyên và sự
truyền cảm hứng của Steve Jobs đã giúp
Mark thay đổi cả định hướng phát triển
và kết quả là sự thành công của
Facebook. Qua câu chuyện của Mark
Zuckerberg và rất nhiều điển hình thành
công khác, có thể thấy câu nói nổi tiếng
“Muốn đi nhanh thì hãy đi cùng nhau” là
vô cùng phù hợp với mối quan hệ giữa
mentor và start -up. Trên thực tế, việc
mỗi start -up tìm được một mentor thích
hợp cho mình là vô cùng quan trọng
trong quá trình khởi nghiệp.
Ở giai đoạn đầu của khởi nghiệp, câu
hỏi mà các start -up thường tự đặt ra là
có nên bỏ công việc hiện tại để khởi
nghiệp hay không? Làm thế nào để chắc
chắn rằng con đường mình đang đi là
đúng? Ở những bước đường khởi
nghiệp tiếp theo, những vấn đề khó khăn
của kinh doanh bắt đầu nảy sinh: từ khả
năng bán hàng, giải quyết khiếu nại khi
bán hàng, vốn, rồi xung đột nhóm…, có
thể dẫn đến cản trở sự phát triển của
doanh nghiệp khởi nghiệp. Đó cũng là
khi start -up thực sự cần một mentor.
Ngay cả khi doanh nghiệp đã phát triển
mạnh, câu hỏi mà nhiều start -up vẫn
luôn trăn trở là đi tiếp như thế nào để
phát triển mạnh hơn, bền vững hơn hoặc
có ích hơn với cuộc sống. Chính vì vậy,
khởi nghiệp rất cần mentor vì start -up
thực sự cần một người bạn định hướng,
giữ được ngọn lửa nhiệt huyết, và không
đầu hàng mỗi khi gặp thất bại.
Thống kê do Endeavor thực hiện với
các công ty khởi nghiệp công nghệ tại
New York trong giai đoạn từ 2003 đến
2013 cho thấy, các công ty có làm việc
cùng cố vấn khởi nghiệp đạt mức tăng
trưởng doanh số cao hơn 3,5 lần và khả
năng gọi được vốn cao hơn 7 lần. Qua
một số cuộc khảo sát tại các đơn vị hỗ
trợ khởi nghiệp có cung cấp dịch vụ cố
vấn khởi nghiệp tại Việt Nam, phản hồi
từ các nhóm và công ty khởi nghiệp ghi
nhận lợi ích từ quá trình làm việc cùng cố
vấn khởi nghiệp bao gồm: Học hỏi từ
kiến thức và kinh nghiệm; Được tạo
động lực, truyền cảm hứng; Cải thiện
năng lực ra quyết định; Cơ hội tiếp cận
mạng lưới kinh doanh…
Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù hệ sinh
thái khởi nghiệp đang ngày càng phát
triển và nhận được nhiều sự quan tâm
của Chính phủ, song vẫn có khá nhiều
start -up Việt vẫn còn đang mơ hồ và
lúng túng trong việc tìm kiếm một mentor
phù hợp. Những băn khoăn, thắc mắc
của các start -up hiện nay về mentor sẽ
phần nào được giải đáp trong chương
trình
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
do
Ban Khoa giáo thực hiện. Chương trình
có sự tham gia của nhiều khách mời
như: Ông Tuấn Hà - CEO Vinalink đồng
thời là người đồng sáng lập CLB Imentor
- nhà hướng dẫn kinh doanh; ông Mai
Duy Quang - Đồng giám đốc của Topica
Founder Institute, chương trình huấn
luyện khởi nghiệp tại Việt Nam dưới sự
kết hợp của Tổ hợp giáo dục TOPICA và
Founder Institute; bà Linh Phạm – Công
ty TNHH Công nghệ Logivan Việt Nam -
Top 10 doanh nghiệp khởi nghiệp tại Hội
nghị Công nghệ châu Á (RISE 2018)…
Thông qua những cuộc trao đổi với các
mentor giàu kinh nghiệm này, cộng đồng
start -up không chỉ có được nhiều lời
khuyên bổ ích mà họ sẽ nhận ra một điều
hết sức thú vị, đó là tuy từng trải, nhưng
họ vẫn phải đối diện những nỗi đau,
thách thức thường trực như làm thế nào
để luôn đổi mới bản thân để bắt kịp với
môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
đang thay đổi từng ngày…
Nằm
trong khuôn khổ Đề án 844: “Hỗ
trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo Quốc gia đến năm 2025”, chương
trình
Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
năm
2019 – 2020 do Ban Khoa giáo, Đài
THVN thực hiện, sẽ giới thiệu đến khán
giả những tấm gương sáng về khởi
nghiệp thành công, phân tích vai trò của
các cố vấn cũng như những vườn ươm
khởi nghiệp, qua đó giúp người xem
hoàn thiện thêm những hiểu biết một
cách toàn diện về khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo. Chương trình lên sóng kênh
VTV2 từ tháng 10/2019 trong khung giờ
21h thứ Ba và 18h thứ Sáu hàng tuần.
K.N
Ảnh:
HẢI HƯNG
Chương trình được ghi hình tại trường quay ảo của Ban khoa giáo