Previous Page  89 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 89 / 92 Next Page
Page Background

89

nghèo, người thiếu thuế, chống thuế bị

giam cầm, trừng trị bọn cường hào, do

đó cụ bị cách chức vào năm 1910”. Cuối

đời, cụ sinh sống và làm nghề dạy học,

bốc thuốc tại làng Hòa An, Cao Lãnh,

Đồng Tháp.

Bước vào ngôi nhà truyền thống, du

khách sẽ được tìm hi u toàn bộ những

dấu ấn về cuộc đời hoạt động của cụ

Phó bảng. Với chủ đề: “Kỷ vật của cụ

Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc”, nhiều

hình ảnh, tư liệu mang tính khoa học

và những chi tiết đầy đủ về lí lịch và

gia đình cụ - nhất là căn cứ “Nhất triều

đăng khoa lục” xác minh rõ cụ thi đỗ

Phó bảng năm Thành Thái thứ 16. Cụ

vào Huế làm Tri huyện từ tháng 10/1909

đến tháng 1/1910. Cụ vào Sài Gòn năm

1911 và đến năm 1920 cụ trở ra Phan

Thiết và ở đó đến năm 1923. Sau thời

gian này, cụ đến Mỹ Tho - nay thuộc

tỉnh Tiền Giang, rồi di chuy n nhiều

lần trong tỉnh Long Xuyên - Châu Đốc,

trú ngụ tại  chùa Giồng Thành - Tân

Châu, rồi đến Sa Đéc... và cuối cùng

cư trú tại Cao Lãnh và mất năm Kỷ Tỵ

(26/11/1929), an táng cách thị xã Cao

Lãnh non một cây số theo tỉnh lộ 23. 

Toàn bộ quần th khu di tích trên

10ha. Khách viếng thăm còn được

chiêm ngưỡng ngôi nhà sàn Bác Hồ

được xây dựng theo dáng vẻ y hệt ki u

nhà sàn Bác Hồ ở Hà Nội, do kiến trúc

sư đến tận nơi nghiên cứu, thiết kế đồ

án, phục chế y chang kích cỡ đ giữ mãi

di tích lịch sử, ngõ hầu nhắc nhở mọi

người và thế hệ con cháu mai sau luôn

nhớ về vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước có

cuộc sống giản dị, cả đời hi sinh cho dân

tộc, cho Tổ quốc. Đặc biệt, với việc phục

dựng lại một góc làng Hòa An xưa - nơi

lần đầu tiên cụ Nguyễn Sinh Sắc đến hoạt

động cách mạng và tái hiện lại một góc

hình ảnh hoạt động đặc trưng của làng

quê Nam bộ… du khách lại có thêm

những trực quan sinh động về cuộc đời

thanh bạch của cụ phó bảng.

Trong thời kì chống đế quốc Mỹ,

giặc luôn rình rập những người lui tới

thăm viếng khu mộ cụ phó bảng. Những

dịp lễ lớn, thanh minh, ngày Tết... bọn

giặc luôn luân phiên canh gác suốt ngày

đêm. Song, khi mặt trời vừa ló dạng,

chúng phải giật mình ngạc nhiên vì ngôi

mộ đã được quét vôi mới trắng tinh,

khẳng định lòng thành kính, biết ơn vô

bờ của người dân nước Việt với vị thân

sinh ra người con ưu tú của dân tộc -

lãnh tụ Hồ Chí Minh. Hiện nay, hàng

năm, vào ngày giỗ cụ Phó bảng Nguyễn

Sinh Sắc cũng chính là ngày lễ hội với

quy mô tổ chức trang trọng, đa dạng,

hấp dẫn hàng chục ngàn lượt khách

hành hương. 

Bài và ảnh:

Ngọc Mai

Nhà sàn Bác Hồ

Du khách đến viếng mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc

Bức tượng cụ Nguyễn Sinh Sắc

tại khu tưởng niệm

Hình ảnh tái hiện

tại khu di tích