Previous Page  88 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 88 / 92 Next Page
Page Background

88

VTV

du

lịch

T

rong cái nắng hè chói chang,

chúng tôi đã lạc vào một khuôn

viên rợp bóng cây xanh. Trước

khi đi thăm quan, chúng tôi đã thành

kính thắp hương trước mộ cụ Phó bảng

Nguyễn Sinh Sắc. Được thiết kế hết

sức độc đáo, ngôi mộ có mái hình cánh

sen cách điệu giống hình bàn tay xòe

úp xuống. Trên những cánh sen này tạc

hình chín đầu rồng - bi u tượng cho dân

tộc Việt Nam là

Con Rồng - Cháu Tiên

(theo truyền thuyết Lạc Long Quân và

Âu Cơ), đồng thời nói lên niềm tự hào

to lớn của đồng bào vùng châu thổ Đồng

bằng sông Cửu Long (đất Chín Rồng)

luôn che chở và bảo vệ ngôi mộ người

chí sĩ yêu nước.  Xung quanh được ốp

bằng đá hoa cương, nền mộ bằng đá mài

hình lục giác không đều, mở rộng dần ra

hai bên và phía trước. Trên mộ có một

đỉnh trầm bằng đá Ngũ Hành Sơn, ngày

đêm khói hương thơm ngát. Phía trước

mộ là ao sen hình ngôi sao 5 cánh, chính

giữa sừng sững một đài sen trắng cách

điệu cao gần 7m, tượng trưng cho cuộc

đời thanh bạch, lương tâm trong sáng

của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc và

cũng là bi u tượng cho quê hương Đồng

Tháp. Bên trái mộ là cây khế gần 300

tuổi, bên phải là cây sộp cũng đã hơn

300 tuổi. Trong khung cảnh êm đềm,

trang nghiêm của khu tưởng niệm, du

khách vẫn thường xuyên đến chiêm bái,

thắp hương tưởng nhớ cụ.

Có lẽ, đ tìm hi u về thân thế, sự

nghiệp của vị thân sinh ra Chủ tịch Hồ

Chí Minh, không có tài liệu, sách vở nào

sinh động và đầy đủ bằng hành trình đến

với đúng vùng đất, quê hương mà cụ

phó bảng đã sinh sống, gắn bó ở chính

làng Hòa An này. Là cậu bé hiền lành,

thông minh, hiếu học nhưng mồ côi cha

mẹ từ nhỏ, Nguyễn Sinh Sắc được nhà

nho Hoàng Xuân Đường nhận làm con

nuôi và cho học hành tử tế. Sau đó, cụ

vào Vinh tham dự kì thi Hương và đỗ cử

nhân. Rồi được cụ Hoàng gả con gái của

mình là Hoàng Thị Loan làm vợ. Trong

tấm bi n tóm tắt ti u sử cụ Nguyễn Sinh

Sắc (tức Nguyễn Sinh Huy) giai đoạn

1862 - 1910 treo tại khu tưởng niệm có

viết “Năm Tân Sửu 1901, cụ đỗ Phó

bảng. Cụ không ra làm quan mà về quê

dạy học, hòa mình với bà con nghèo

khổ, bạn đồng tâm và giáo dục con

cái. Năm 1906, cụ bị buộc ra làm quan

nhận chức Thừa biện Bộ Lễ rồi Tri phủ

lĩnh nhiệm tri huyện Bình Khê (Bình

Định). Cụ thường bênh vực, giúp đỡ dân

Trong hành trình du lịch khám phá miền Tây, đến với quê hương

củaTràmChim, củasen hồng, một trong những di tích linh thiêng,

du khách không thể bỏ qua khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh

Sắc - vị thân sinh củaChủ tịch Hồ Chí Minh tọa lạc ở thành phố Cao

Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đây là quần thể kiến trúc văn hoá độc đáo,

được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1992. 

Về thăm khu di tích

cụ Nguyễn Sinh Sắc

Đài tưởng niệm