83
VTV
nhỏ
to
N
hững người ở hai thế hệ khác
nhau luôn có sự khác biệt nhất
định về cách nghĩ và quan niệm.
Và sự khác biệt này mang tính thời đại,
với những đặc trưng tiêu bi u và khó có
th xoay chuy n được. Mỗi thế hệ đều
có quan đi m sống và giá trị sống riêng,
chúng ta không th áp đặt quan đi m
của mình lên thế hệ khác được. Nền
giáo dục cổ truyền Á Đông dựa trên
căn bản quyền uy “con cãi cha mẹ trăm
đường con hư” đã trở thành quan niệm
phổ biến bao đời nay. Từ quan niệm
này, một số cha mẹ đã can thiệp cứng
rắn vào mọi quyết định của con cái, từ
cách ăn, nếp nghĩ đến việc học hành
khiến cho xung đột thế hệ ngày càng trở
nên gay gắt.
Mâu thuẫn thế hệ xuất hiện như một
lẽ tự nhiên và không th tránh khỏi. Nó
là sự phản ánh mâu thuẫn giữa tính kinh
nghiệm và tính sáng tạo trong hoạt động
của gia đình và xã hội. Giữa ông bà, cha
mẹ và con cái là khoảng cách mấy chục
năm tuổi nên có sự khác biệt rất lớn về
cách tư duy và cách sống, mà ai cũng
muốn bảo vệ quan đi m của mình. Các
thế hệ lớn tuổi thường muốn giáo dục
con cháu theo cách mà họ từng trải qua,
từng thụ hưởng và cho đó là cách giáo
dục tốt nhất. Đây có th là cách bảo vệ
con trẻ tốt nhất, vun đắp tình cảm con trẻ
chân thành và bảo vệ chúng trước những
ảnh hưởng xấu của môi trường xung
quanh. Thế nhưng, đôi khi lại không
phù hợp với thực tế cuộc sống cũng như
những biến động của xã hội hiện đại.
Mỗi khi thế hệ trẻ phản kháng lại thì bị
cho rằng: “Trứng khôn hơn vịt” hay “cá
không ăn muối cá ươn”...
Thạc sĩ giáo dục Nguyễn Thị Thu
Huyền (giảng viên Trường ĐH Sư phạm
TP.HCM) cho rằng, xã hội đang tồn tại
xung đột thế hệ rõ rệt: “Cha mẹ, thầy
cô và người lớn thường tự cho mình có
quyền nhiều hơn người trẻ, cố tạo ra
quyền lực đ chúng phải sợ mình. Trong
khi đó, người trẻ bây giờ được tiếp thu
nhiều cái mới, nên cũng có ý thức rất
cao về quyền của mình”. Thay vì dùng
quyền lực, người lớn nên tạo uy tín, sự
gương mẫu và cần thay đổi nhận thức
của chính bản thân mình trước khi muốn
người trẻ thay đổi. Sự khác biệt thế hệ
đã khiến mâu thuẫn giữa ông bà, cha
mẹ và con cái ngày càng trở nên sâu
sắc. Khi không được hoá giải kịp thời
thì sẽ có những hệ luỵ đau lòng xảy ra.
George Orwell, một nhà văn người Anh
từng nói: “Người ở thế hệ này luôn nghĩ
mình thông minh hơn thế hệ trước và
sáng suốt hơn thế hệ sau”.
Khoảng cách giữa các thế hệ là trở
ngại lớn nhưng không có nghĩa là không
th vượt qua. Giải pháp tối ưu nhất là
thử đặt mình vào vị trí của người khác,
của thế hệ khác. Theo Tiến sĩ Trịnh Hoà
Bình, đ giải quyết mâu thuẫn giữa các
thế hệ đòi hỏi mỗi bên phải lắng nghe và
đối thoại với nhau: “Đối thoại đ có sự
kế thừa, phát huy văn hóa, giữ được bản
sắc, giữ được cái hồn của dân tộc nhưng
đồng thời cũng phải tiếp thu văn hóa, văn
minh nhân loại. Mâu thuẫn giữa các thế
hệ không giải quyết bằng thỏa hiệp một
chiều mà bằng thỏa hiệp nâng cấp. Điều
này sẽ giúp cho xã hội có bước chuy n
với tốc độ của thời đại mới nhưng đồng
thời vẫn đạt được sự hài hòa”.
Gia đình vẫn là điều thiêng liêng
nhất, nhưng đ điều thiêng liêng đó
luôn luôn sưởi ấm mỗi trái tim con
người, thì mỗi người chúng ta cần tôn
trọng sự khác biệt. Chỉ bằng cách đó,
các thế hệ mới có th sống với nhau
hòa hợp, hạnh phúc.
Bảo Anh
Giai điệu nhẹ nhàng, ca từ đơn giản, nhưng
Ông bà anh
của Lê Thiện Hiếu là một trong
những ca khúc được yêu thích năm 2016 vì chạm được vào cảm xúc của khán giả ở mọi
lứa tuổi. Lần đầu tiên, khoảng cách giữa các thế hệ được đề cập đến một cách hài
hước, vui vẻ nhưng lại rõ ràng và thấm thía đến thế. Sự khác biệt thế hệ là kết quả
tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà ở thời nào cũng có. Khác biệt sẽ
dẫn đến xung đột nếu các bên không biết lắng nghe và thấu hiểu nhau
.
Khoảng cách thế hệ
Lấp sao cho đầy