Previous Page  57 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 57 / 92 Next Page
Page Background

57

của quốc gia và thế giới. Đặc biệt, cơn

lũ lụt từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2000

được gọi là cơn lũ thế kỉ, làm gần 1.000

người thiệt mạng và thương vong, tổn

thất về tài sản và mùa màng ước lượng

đến 500 triệu USD. “Vắng lũ ” và “lũ

dâng” là những hiện tượng bất thường

đang đe doa vựa lúa của Việt Nam trên

vùng đất chín rồng.

Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng khiến

ĐBSCL phải đối mặt với nhiều nguy cơ

đảo lộn hệ sinh thái. Xâm nhập mặn đã

đẩy hàng loạt giống loài thủy sản nước

ngọt và các giống cây ăn trái đặc sản vào

xu thế suy vong khó lường. Mỗi năm,

đồng bằng sông Cửu Long cung cấp

phần lớn tổng sản lượng lúa gạo của Việt

Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia dự đoán,

sản lượng lúa của Việt Nam có th giảm

mạnh trong những năm tới do xâm thực

mặn. Đáng lo ngại hơn, các túi nước tự

nhiên của ĐBSCL cũng đang bị đe dọa

bởi nước đầu nguồn ngày một cạn kiệt,

do các quốc gia ở thượng nguồn chặn

dòng làm thủy điện.

Như anh vừa nói, xâm nhập mặn

đang làm hư hại hàng chục vạn hec ta

lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Điều

đó sẽ tác động tiêu cực đến

an ninh

lương thực Quốc gia như thế nào?

Sau năm 1975, đ giải quyết cuộc

khủng hoảng lương thực do hậu quả chiến

tranh, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện

pháp đ mở rộng diện tích đất trồng lúa.

Đẩy nước mặn về bi n, dẫn nước ngọt

vào ruộng - những nỗ lực phi thường của

chính quyền và nhân dân trong nhiều năm

đã biến toàn bộ vùng châu thổ ĐBSCL

thành vựa lúa lớn. Thế nhưng, vựa lúa

đó hiện đang bị đe doa bởi biến đổi khí

hậu với những hệ luy của nó. Nước mặn

luồn sâu làm hư hại hàng nghìn hecta

vườn cây ăn trái và hoa màu, làm đảo lộn

cuộc sống của hàng triệu nông dân. Nghề

nuôi trồng thủy sản nước ngọt bị thiệt hại

ước tính giảm tới 30% sản lượng, ảnh

hưởng trực tiếp đến ngành xuất khẩu. Đó

là những thực trạng đã, đang, và sẽ diễn

ra tại các tỉnh ĐBSCL. Vì vậy, hơn lúc

nào, vùng đất này đang rất cần các nhà

khoa học đưa ra những phương án phát

tri n phù hợp đ tiếp tục phát huy các

thế mạnh vốn có và tận dụng nguồn tài

nguyên mới từ nước bi n đ có th phát

tri n kinh tế - xã hội ổn định.

Để ứng phó biến đổi khí hậu, nếu

chỉ có giải pháp từ trung ương thôi sẽ

không đủ. Thông điệp mà PTL

Đ

ồng

bằng sông Cửu Long - Diễn biến và

thích ứng

mong muốn truyền tải tới

khán giả qua 10 tập phim là gì

?

Cả nước đang tập trung đối phó với

vấn đề biến đổi khí hậu. Vậy kịch bản

của biến đổi khí hậu toàn cầu cần được

hi u như thế nào? Những ảnh hưởng của

nó tới Việt Nam và đặc biệt là khu vực

ĐBSCL ra sao? Những giải pháp ứng

phó trước mắt và kế hoạch thích ứng lâu

dài? Ngoài các ngành chức năng, các địa

phương thì người dân sẽ bị ảnh hưởng

như thế nào...? Những câu hỏi và vấn đề

đó sẽ là chủ đề chính được chúng tôi đề

cập trong 10 tập phim giúp khán giả sẽ

hi u được, trong khuôn khổ Chương trình

mục tiêu Quốc gia, Trung ương đã bố trí

kinh phí đ các tỉnh có đánh giá tác động

của biến đổi khí hậu đến từng lĩnh vực

và từng khu vực trên địa bàn tỉnh. Riêng

ĐBSCL có tới 17 dự án ưu tiên cấp bách

về biến đổi khí hậu do Thủ tướng phê

duyệt đang được thực hiện.

Qua thực tế làm phim, chúng tôi

muốn nhấn mạnh thêm rằng, đ ứng phó

với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông

Cửu Long cần có các giải pháp đồng

bộ từ chính quyền tới người dân. Trước

mắt, phải giảm thi u tình trạng di dân do

biến đổi khí hậu. Các tỉnh trong khu vực

ĐBSCL cũng cần phải thay đổi tư duy,

phát huy kinh tế nước mặn bên cạnh giữ

vững vị thế cây lúa nhằm góp phần bảo

đảm an ninh lương thực quốc gia. Trước

diễn biến khôn lường của biến đổi khí

hậu toàn cầu, kinh nghiệm dân gian ở

lĩnh vực này rất cần được ghi nhận vì đó

chính là cách tận dụng trí tuệ toàn dân đ

ứng phó và khắc phục hậu quả.

Yến Trang

Ghi hình cảnh sạt lở ở bờ biển Kiên Giang