Previous Page  53 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 53 / 92 Next Page
Page Background

53

của các nhà hát kịch như: Hồng Đăng,

Doãn Quốc Đam, Thanh Hương, Bảo

Thanh, Dương Thùy… Cũng tương tự

như nhiều bộ phim truyền hình khác,

không th vắng bóng các “cây đa, cây

đề”, những diễn viên được đào tạo bài

bản. Thực tế, không chỉ những diễn viên

trẻ mà ngay cả những người đã và đang

đảm nhiệm vai trò quản lí đều có những

vai diễn đ đời trên phim truyền hình.

Có th k đến: NSND Anh Tú -

Phó Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam,

NSND Hoàng Dũng - nguyên Giám đốc

Nhà hát Kịch Hà Nội, NSƯT Chí Trung -

Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, NSND Trần

Nhượng - nguyên Trưởng đoàn kịch Công

an, NSƯT Phạm Cường, Phó giám đốc

Điện ảnh Quân đội….

Vì sao các nghệ sĩ nổi tiếng nhận

lời đóng phim truyền hình? Cát xê tất

nhiên không phải là yếu tố đầu tiên bởi

ai cũng biết là nó không cao. Và ít nhiều

bản thân họ đều đã có vị trí trong nghề

diễn, đều đã có lượng khán giả của riêng

mình. Theo chia sẻ của nhiều diễn viên

tại miền Bắc, họ không coi truyền hình

là nơi kiếm tiền mà là nơi đ quảng bá

hình ảnh và tiếp cận khán giả. Từ các bộ

phim truyền hình, tên tuổi các nghệ sĩ

được phủ sóng trên truyền hình quốc gia,

công việc bên ngoài của họ cũng thuận

lợi hơn.

Diễn viên sân khấu là những người

thường có đài từ tốt, biết “hóa trang”

giọng phù hợp đ tự lồng tiếng cho nhân

vật của mình. Một số diễn viên kịch trở

thành nhóm chuyên đi lồng tiếng cho

phim truyền hình như: Lan Hương, Công

Lý, Minh Hằng, Hương Dung, Nguyệt

Hằng, Trung Hiếu… Thực tế, cũng có

nhiều vai diễn thành công nhờ lồng tiếng.

Ví như, trong phim

Đất và người,

nghệ

sĩ Chu Văn Quềnh diễn rất hay nhưng

đài từ của diễn viên tuồng không hợp

bằng giọng lồng tiếng của Trung Hiếu,

diễn viên kịch nói nổi tiếng và lâu năm.

Người lồng tiếng hay sẽ nâng vai diễn

lên rất nhiều.

Nếu những diễn viên tay ngang có

được sự mới mẻ, tự nhiên vì chưa được

gọt giũa thì diễn viên kịch được đào tạo

bài bản nên diễn có nghề, chuyên nghiệp,

đó là đi m mạnh khó thay thế. Không th

phủ nhận, những vai diễn nặng kí, xuyên

suốt và thành công trên phim truyền hình

đều do các nghệ sĩ chuyên nghiệp đảm

nhận. Một ông trùm phán xử Phan Quân

chiếm trọn vẹn tình cảm yêu mến của

khán giả và giới chuyên môn do NSND

Hoàng Dũng thủ vai, bà mẹ chồng đanh

đá, ghê gớm, ngược hẳn chất diễn vốn

có do NSND Lan Hương (Hương Bông)

th hiện. Cùng quan đi m này, đạo diễn

Trịnh Lê Phong nói về dàn diễn viên

99% đều là diễn viên kịch trong phim

Chiều ngang qua phố cũ

: “Chuyện phim

với các nhân vật có chiều sâu tâm lí,

nhiều trường đoạn diễn xuất nội tâm rất

khó, chúng tôi chỉ có th giao cho các

diễn viên chuyên nghiệp, được đào tạo

bài bản và giàu kinh nghiệm mới đảm

đương được”.

Đi tìm những gương mặt mới

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, ít có

tình trạng diễn viên sân khấu cũng là

diễn viên điện ảnh (được xem là chuyên

nghiệp) như Việt Nam, hay diễn viên

phim truyền hình thì cũng đồng thời là

diễn viên điện ảnh. Hầu như các nước có

nền điện ảnh phát tri n đều

có những trường đại học

hay các trung tâm đào

tạo diễn viên điện

ảnh chuyên nghiệp

và rất nhiều cuộc

tuy n chọn diễn

viên cho các vai

diễn. Điều cơ bản

là hầu hết diễn viên

điện ảnh của họ rất

ít người xuất thân từ

diễn viên sân khấu hay

diễn viên truyền

hình, mà chỉ ngược

lại... Trong khi ở Việt

Nam, hầu hết khoa

diễn viên của các trường đại học đào

tạo nghệ thuật chuyên nghiệp đều có tên

chung là diễn viên kịch - điện ảnh, nghĩa

là đào tạo chung đ diễn viên có th đóng

được nhiều dạng vai khác nhau, từ chính

diện đến phản diện. Tuy nhiên, việc “bó

chung” một chỗ như thế khi ra trường có

người nhập cuộc, cũng có người không

th nhập cuộc được. Đấy cũng là lí do

nhiều đơn vị sản xuất phim hoặc các

công ty tư nhân đã đứng ra tổ chức các

lớp học ngắn nhằm tìm kiếm gương mặt

diễn viên phim truyền hình.

Trung tâm Sản xuất phim truyền hình

(VFC) thời gian qua cũng đã tổ chức

nhiều lớp đào tạo diễn viên truyền hình

trẻ. Mỗi khóa học khoảng 40 - 80 bạn trẻ

tham gia và thường có khoảng 20 người

có khả năng đóng phim được chọn đ

đào tạo theo ki u truyền nghề. Khóa học

do các nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng và các

đạo diễn giảng dạy theo giáo trình đào

tạo của Khoa Sân khấu - Trường Đại học

Sân khấu và Điện ảnh, kết hợp thực hành

thực tế qua các bài tập diễn xuất trước

ống kính máy quay. “Chúng tôi đào tạo

ngắn hạn, do vậy không dạy nhiều môn

học mà cho học viên nhập cuộc ngay vào

những dạng vai khác nhau, tập trung thực

hành và khơi gợi niềm đam mê diễn xuất

cho những nhân tố muốn thử sức” - đạo

diễn Đỗ Thanh Hải cho biết. Sau khóa đào

tạo, rất nhiều học viên xuất sắc có kĩ năng

diễn xuất đã đáp ứng được yêu cầu vào

vai của các bộ phim dài tập do Trung tâm

Sản xuất phim truyền hình sản xuất. Có

nhiều gương mặt đã nổi tiếng như: Hồng

Đăng, Việt Anh, Minh Hương,

Danh Tùng, Diệu Hương,

Mạnh Quân, Diễm Hằng,

Thanh Vân Hugo...

Nhiều diễn viên kì

cựu thừa nhận, với

nghề diễn, năng khiếu

chiếm đến 90%, đào

tạo chỉ góp thêm 10%.

Nhưng chính vì thiếu

10% đào tạo đến nơi đến

chốn nên không ít diễn

viên nghiệp dư, mặc dù đóng

hàng chục phim truyền

hình vẫn chỉ dừng ở

mức... nghiệp dư. Rất ít

người trong số họ đủ sức

đảm nhận những vai diễn nặng kí trong

những bộ phim dài tập.

Hiện nay, ngoài vóc dáng, ngoại

hình, diễn viên còn phải có khả năng

diễn xuất, đài từ, giọng nói vì phim sẽ

được thu âm trực tiếp. Các diễn viên sân

khấu vẫn đang có nhiều lợi thế trên địa

hạt phim truyền hình, họ vẫn là những

cái tên đảm bảo cho sự thành công của

mỗi bộ phim đòi hỏi chất lượng chuyên

môn cao.

Thu Hiền

Thế hệ diễn viên kịch trẻ Thu Quỳnh -

Anh Dũng tham gia rất nhiều bộ phim

truyền hình gần đây