Previous Page  25 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 25 / 92 Next Page
Page Background

25

các chương trình cho thiếu nhi được

phát trên truyền hình, khán giả gần

như chỉ nhớ đến

Đồ R

ê

hay

Giọng

hát Việt nhí

... Sau khi

Đồ Rê Mí

ngừng

phát sóng, những mùa thành công của

Giọng hát Việt nhí

đã tìm ra những

giọng ca triển vọng. Thế nhưng, đồng

thời cũng xuất hiện những băn khoăn

và lo lắng. Đó là thực trạng các em nhỏ

đua nhau hát nhạc người lớn hoặc các

bài hát tiếng Anh thay vì các tác phẩm

đúng lứa tuổi do người Việt sáng tác.

Mới đây nhất,

Giọng hát Việt nhí

2018

vừa khởi động mùa thi tiếp theo. Ngay

từ tập đầu phát sóng, có thể thấy phần

lớn các bài hát được các em thể hiện

trong chương trình là nhạc người lớn

hoặc nhạc quốc tế… Những màn thể

hiện đều nhận được lời khen của các

huấn luyện viên về chất giọng, phong

cách, tuy nhiên, điều khán giả dễ nhận

thấy là nội dung bài hát được thể hiện

trên sân khấu đang khiến các em già

trước tuổi.

Ở sân chơi dành cho thiếu nhi đã

vậy, trong cuộc sống hàng ngày, việc

các em bé trong lứa tuổi nhi đồng nghe

và hát vanh vách các bài hát nhạc trẻ

với nội dung yêu đương không còn xa

lạ. Chưa kể, hội chứng nghe nhạc

Hàn, Thái, Nhật… đang ngày càng phổ

biến. Những ca khúc của Sơn Tùng

MTP hay điệu nhảy Gangnam Style

của đất nước kim chi… đã trở thành

bài tủ của nhiều em học sinh ở độ tuổi

tiểu học, thậm chí mầm non, mẫu giáo.

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể

thiếu trong cuộc sống của con người,

ở mọi lứa tuổi. Thiếu hụt những tác

phẩm thiếu nhi, trẻ em sẽ chọn dòng

nhạc người lớn, nhạc quốc tế để giải

trí là chuyện đương nhiên.

Vì đâu nên nỗi?

Nhiều nhạc sĩ trẻ không có thời

gian để toàn tâm, toàn ý để sáng tác

nhạc thiếu nhi bởi hiếm có nhà sản

xuất nào chịu đầu tư tiền bạc cho

những ca khúc không thu lại lợi nhuận

khi đầu tư. Là một nhạc sĩ trẻ sống tại

Pháp chuyên sáng tác những ca khúc

thiếu nhi, Hoàng Thu Trang hiểu những

khó khăn ấy. Cô chia sẻ: “Sáng tác

nhạc thiếu nhi rất khó. Viết nhạc thiếu

nhi không mang lại nhiều lợi nhuận.

Rất nhiều người viết nhạc thiếu nhi

nhưng đều gặp khó khăn ở khâu đưa

ra thị trường. Một bản nhạc viết ra là

tài sản của riêng mình, không mất chi

phí. Nhưng để dàn dựng và tiếp cận

khán giả thì phải đi phối khí, tìm người

hát. Khi có bản demo rồi thì phải tìm

cơ quan phát hành, phát hành trực

tuyến thì phải hoàn thành thủ tục phát

hành... Có quá nhiều khâu mà nhạc sĩ

phải đối mặt. Không có sự hỗ trợ về

mặt kinh phí đôi khi sẽ làm họ nản

lòng và các bài hát mãi mãi dừng lại

trên trang giấy”.

Rõ ràng, thu hút nhạc sĩ trẻ viết ca

khúc cho thiếu nhi luôn là bài toán nan

giải. Trước tình hình đó, Hội Âm nhạc

TPHCM đã đưa ra đề án xây dựng kế

hoạch đẩy mạnh phong trào sáng tác

âm nhạc thiếu nhi, tổ chức các chuyến

đi thực tế sáng tác cho hội viên, đặt

hàng những nhạc sĩ tên tuổi chuyên

viết cho thiếu nhi và những nhạc sĩ trẻ

gắn bó với phong trào thiếu nhi để có

những sáng tác mới dành cho các em.

Và hội thành lập CLB Thiếu nhi, chuyên

tổ chức biểu diễn ca hát, trình diễn

nhạc cụ, tuyên truyền và quảng bá các

sáng tác mới.

“Các bài hát cũ rất hay, ý nghĩa

nhưng đôi khi giai điệu lời ca không

phù hợp với kiến thức và trải nghiệm

của các em trong xã hội hiện đại. Thị

hiếu âm nhạc của các em cũng khác,

lứa tuổi các bạn nhỏ nghe nhạc, âm

nhạc phải hiện đại, tinh tế hơn, tiến

gần đến xu hướng, phong cách nhạc

của thế giới như nhạc R&B, nhạc pop.

Với cương vị là người viết nhạc thiếu

nhi, mình phải tìm cách hướng các tác

phẩm của mình mang hơi thở hiện đại,

nhưng vẫn phải giữ ca từ và ý nghĩa

phù hợp với lứa tuổi của các em” -

nhạc sĩ Hoàng Thu Trang chia sẻ

thêm.

Để đưa nhạc thiếu nhi trở lại đúng

vị trí vốn có của nó, trước hết vai trò

thuộc về đội ngũ sáng tác. Nhạc sĩ

phải thay đổi tư duy sáng tác để bắt kịp

với gu âm nhạc ngày càng hiện đại của

thiếu nhi hiện nay. “Một cây làm chẳng

nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi

cao”, sự chung tay giữa các cá nhân

và tập thể chắc chắn sẽ giúp âm nhạc

thiếu nhi khởi sắc trở lại.

Đức Lê

Nhạc sĩ Hoàng Thu Trang

Việc âm nhạc các nước du nhập ồ ạt vào Việt

Nam cộng với việc thiếu trầm trọng những

sáng tác mới, phù hợp với thời đại... đã và

đang khiến các em nhỏ ngày một xa dần với

văn hóa, nghệ thuật nước nhà.