Previous Page  23 / 92 Next Page
Information
Show Menu
Previous Page 23 / 92 Next Page
Page Background

23

cảm với ánh sáng và âm thanh sẽ sợ,

bò về biển. Rùa di chuyển từ dưới biển

lên cho đến lúc tìm được chỗ tốt để đẻ,

rồi hoàn thành quy trình đẻ trứng diễn

ra khoảng hai tiếng. Nếu lên bãi mà rùa

cảm thấy không an toàn, không tìm

được chỗ thích hợp, chúng sẽ bỏ đi.

Bởi vậy, trong quá trình rùa lên đẻ và

đào ổ, tất cả phải im lặng. Với những

con rùa mót đẻ, quá trình đào ổ và đẻ

trứng sẽ diễn ra nhanh hơn. Khi rùa

làm ổ, các cán bộ kiểm lâm thường

tiếp cận chúng từ phía sau, dùng cọc

đánh dấu nơi rùa sẽ đẻ trứng, để sau

khi rùa lấp ổ, còn biết được vị trí để di

dời trứng. Do bản năng sinh tồn, chúng

phải giấu ổ để tránh sự đe dọa từ các

loài khác. Mỗi hố rùa tạo ra để đẻ trứng

rộng khoảng 20cm, sâu 60 - 80 cm và

chứa được 50 - 180 trứng. Mỗi quả

trứng như quả bóng bàn, hơi mềm.

Trong quá trình rùa lấp ổ, cán bộ kiểm

lâm sẽ đo hoặc gắn thẻ cho rùa để

phục vụ việc nghiên cứu và theo dõi

rùa trong khu vực Vườn Quốc gia. Rùa

lấp ổ rất khéo, lúc đầu bằng bơi sau,

rồi lại dùng hai bơi trước quạt cát lấp

tiếp, rồi bò xuống biển. Lúc này các

tình nguyện viên và Marcus bắt đầu

chuyển sang công đoạn di dời ổ trứng

bằng tay về lò ấp. Việc di dời ổ trứng

phải được tiến hành càng sớm càng

tốt, vì sau 6 tiếng mới chuyển thì ổ

trứng sẽ bị hỏng. Một nửa số trứng sẽ

được cho vào lò có nhiều ánh sáng,

nửa còn lại cho vào lò ấp phủ tấm lưới

chống nắng bên trên, để cân bằng giới

tính cho rùa con, bởi rùa biển có thể

điều chỉnh được đực - cái nhờ tác

động của ánh sáng và nhiệt độ khi ấp.

Khoảng 45 - 60 ngày sau khi đưa về tổ

ấp, trứng sẽ nở thành rùa con. Marcus

đã tận mắt nhìn thấy từng con rùa

đang cố chui ra khỏi vỏ trứng và chen

nhau leo lên miệng lò ấp để bò về phía

biển. Anh cùng các tình nguyện viên

cho rùa con vào giỏ và đưa xuống bờ

cát khi nước dâng cao vào lúc mặt trời

chưa gay gắt. Hình ảnh hàng trăm,

hàng nghìn rùa con chập chững tự bò

xuống biển vô cùng đáng yêu. Marcus

cho biết đây là những khoảnh khắc

tuyệt đẹp của tự nhiên mà anh không

bao giờ quên. Khoảng 30 năm sau, rùa

biển sẽ quay lại chính nơi chào đời để

đẻ trứng, đến nay, khoa học vẫn chưa

giải thích được hiện tượng này. Với tỉ

lệ sống sót 1/1000, rùa biển được đưa

vào sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Quay phim Quang Khải cho biết, khi

làm việc với Marcus, ekip sản xuất

không phải mất nhiều thời gian hướng

dẫn, phiên dịch bởi anh có khả năng

nói được tiếng Việt. Marcus chủ động

giao tiếp với mọi người và hợp tác với

quay phim rất ăn ý. Ngoài công việc

bảo tồn rùa biển, Marcus còn có những

trải nghiệm đáng nhớ ở Côn Đảo như

đi phượt, đi bộ trong rừng, câu cá, chơi

nhạc với các bạn trẻ, ở homestay…

Tuy nhiên, vì đến Côn Đảo vào đúng

dịp mưa nhiều nên một số ý tưởng kịch

bản không thể thực hiện được ví như

việc lặn ở ngoài khơi xa khám phá hệ

sinh thái biển. Chia tay Côn Đảo,

Marcus cho biết anh đã rất ấn tượng

với thiên nhiên và con người nơi đây,

nếu có điều kiện chắc chắn anh sẽ trở

lại vùng đất xinh đẹp này.

Thao Giang

Ban quản lí vườn quốc gia côn đảo đã tiến

hành chương trình bảo tồn rùa biển với ba

nội dung chủ yếu là nghiên cứu đặc tính sinh

thái học của rùa biển, bảo vệ sinh cảnh làm

tổ và các tổ trứng, xây dựng trại giống. Các

chương trình hành động cụ thể như: đeo thẻ,

gắn máy định vị vệ tinh, đo đạc kích thước

rùa biển; tuần tra, kiểm soát, san lấp vệ

sinh bãi đẻ, di dời các tổ trứng đến nơi an

toàn, tạo trạm ấp trứng an toàn, kiểm tra

và thả rùa con về biển.

Marcus (phải) và các bạn tình nguyện viên bảo vệ rùa ở Côn Đảo

Ghi hình cảnh rùa mẹ làm ổ đẻ trứng

Di chuyển trứng rùa về lò ấp