

23
Nếu nói về kỉ niệm thì nhiều lắm.
Tháng 10/2012, tôi đã có chuyến tác
nghiệp trong cơn bão Sandy cùng phóng
viên Đức Hoàng, Lê Minh. Cơ quan khí
tượng của Mỹ dự báo đây là một trong
những siêu bão lớn nhất sẽ đổ bộ vào Mỹ
với sức gió mạnh và mưa lớn. Tối hôm
đó, tôi và mọi người dù đã chuẩn bị rất kĩ
càng nhưng cũng không đủ so với những
gì chúng tôi gặp phải. Trời mưa trắng
xoá khiến chúng tôi không thể di chuyển
và quan sát được gì cả, gió mạnh khủng
khiếp làm anh Đức Hoàng đứng một chỗ
dẫn cũng không nổi. Tôi vừa tác nghiệp
vừa ôm máy chân máy. Cuối cùng, sau
vài lần liều mình, chúng tôi cũng có
được những hình ảnh của cơn bão để gửi
về nhà. Sáng hôm sau chúng tôi lại tiếp
tục đi ghi lại hình ảnh hậu quả của cơn
bão. Thật không thể tin nổi, tôi không
còn nhận ra Thủ đô
của nước Mỹ, mọi
hoạt động của thành
phố bị tê liệt, Tổng
thống Mỹ ban bố tình
trạng “thảm họa lớn”.
Âm thanh duy nhất
mà lúc đó tôi nghe
thấy chỉ còn là tiếng
xe cứu thương từ
khắp mọi hướng.
Kỷ niệm thứ
hai là đưa tin về vụ
đánh bom khủng bố tại cuộc chạy thi
Marathon Boston 2013. Trước khi xảy ra
vụ đánh bom, chúng tôi đang ở Boston,
ngay tại trường mà tên khủng bố đang
học. Sáng hôm đó, sau khi kết thúc công
việc, chúng tôi rời khỏi Boston để về
Washington D.C, vừa về đến nhà thì
chúng tôi nhận được tin Boston bị đánh
bom, ngay lập tức anh Đức Hoàng quyết
định quay lại hiện trường để đưa tin. Chỉ
vài tiếng thôi mà mọi thứ tại thành phố
này đã thay đổi hoàn toàn, đâu đâu cũng
thấy cảnh sát và quân đội, hiện trường bị
phong tỏa. Sau khi đưa tin tại đây, nghe
tin còn có bom tại trường học, chúng tôi
lao ngay tới hiện trường, lúc đó chỉ nghĩ
là cần phải có mặt thôi.
Tác nghiệp trong những vụ bạo
động như thế, anh và các đồng nghiệp
đã phải đối mặt với những nguy hiểm
đến tính mạng?
Đó là lần cùng phóng viên Trường
Sơn, Trần Hùng đưa tin về vụ bạo loạn
tại Baltimore 2015. Nguyên
nhân là một người Mỹ gốc Phi
đã chết khi bị giam giữ. Mọi
người đi ra khỏi thành phố còn chúng tôi
thì lại đi vào. Lúc này, ngoài đường chắc
chỉ còn cảnh sát, vệ binh quốc gia, những
người bạo động và phóng viên chúng tôi
còn thức. Thành phố vô cùng hỗn độn,
toàn tiếng nổ, tiếng la hét cùng ánh sáng
chói mắt của lực lượng vệ binh quốc gia.
Chúng tôi dừng lại tại một con phố để
tác nghiệp, trước mặt là đội quân trang bị
đầy đủ vũ khí, có cả xe bọc thép và máy
bay trực thăng yểm trợ. Bất chợt, tôi thấy
vật gì đó bay qua vụt qua đầu mình, tôi
nhìn theo và thấy một tiếng nổ. Lúc đó
tôi mới hiểu ra là mình đang đứng giữa
ranh giới của hai phe bạo loạn. Sau đó,
chúng tôi được bảo vệ và đưa ra nơi an
toàn. Đến bây giờ, mỗi khi nghĩ lại tôi
vẫn thấy sợ.
Là quay phim có nhiều kinh
nghiệm, Tô Dũng có lời khuyên gì dành
cho các bạn quay phim trẻ mới bước
chân vào nghề?
Tôi chỉ có một chút kinh nghiệm thôi
(cười), các bạn quay phim trẻ giờ cũng
giỏi lắm, đặc biệt là về công nghệ. Các
bạn ấy chỉ cần rèn luyện thêm tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, trau dồi thêm
chuyên môn nghiệp vụ và yêu công việc
mình làm thì thành công sẽ đến.
Công việc
vô cùng bận rộn như
vậy, bạn dành thời gian cho gia đình
riêng của mình như thế nào?
Tôi luôn tận dụng những khoảng thời
gian rảnh rỗi giữa các chương trình để
về nhà. Cuối tuần được nghỉ thì tôi sẽ
đưa cả nhà đi chơi hoặc về quê thăm mọi
người. Nói chung là phải cân đối thời
gian giữa công việc và gia đình.
Ngọc Mai
(Thực hiện)
Quay phim Tô Dũng (phải) và PV Lê Minh thường trú tại Mỹ
Tác nghiệp tại một sự kiện quốc tế
Tác nghiệp tại Grand Canyon - Mỹ